Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Đức Lão Tử & nhà Bác học về Vũ trụ quan

Lão Tử sống cùng thời với Khổng Tử họ Lý tên Nhĩ tự là Đam hay Bá Đương người nước Sở. Tư tưởng của ông được trình bày cô đọng trong đạo đức kinh với học thuyết về đạo, tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết vô vi hay những đề đạo đức nhân sinh, chính trị – xã hội.
Từ sự quan sát sự vận chuyển của vạn vật trong thế giới ông đã rút ra quy luật về sự biến hóa của tự nhiên nên ông đề ra học thuyết đạo để giải thích nguồn gốc hình thành vạn vật. Đạo không phải là thứ vật thể đặc biệt, cố định, nó là cái bản nguyên sâu kín, huyền diệu, là thực thể vật chất của khối hỗn độnmập mờthấp thoáng, không có đặc tính, không hình thể, nhìn không thấynghe không thấy,bắt không bắt được
Lúc đầu đạo chưa phân chia, do đó cảm quan của con người không cảm thấy được, nhưng nó vẫn tồn tại tuyệt đối, vĩnh viễn, mạnh mẽ, bao khắp cả vũ trụ, có trước trời đất, và là cái từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể sinh ra. Ong dùng thuyết vô danh và chất phác để giải thích đặc điểm ấy của đạo. Ong đã nhìn thấy sự khác nhau giữa cơ sở vật chất đầu tiên và sự vật cá biệt, ông không lấy đặc tính của vật thể đặc biệt riêng rẽ để giải thích nguồn gốc của vạn vật. Đạo là bản chất sâu xa tuyệt đối là cơ sở do đó trời đất và vạn vật sinh sống, vì thế đạo không thể giống với sự vật. Sự vật sinh ra từ đạo có hình thể có thể gọi tên được là hữu còn đạo thì không thể gọi tên được là vô. 
Nhưng vì đạo có thể sinh ra vạn vật nên cũng có thể bảo nó là hữu. Như vậy đạo gồm cả hai phương diện hữu và vô, vô là thể của đạo, và hữu là dụng của đạo. Đạo là thể thống nhất giữa hữu và vô, thể và dụng. Đạo có tính phổ biến, vĩnh cửu tự nó thì biến mất, nhưng nó là động lực biến hóa của vạn vật mà không cần hoạt động gì cả. Ong còn đưa ra học thuyết đạo pháp tự nhiên để giải thích bản chất của đạo. Ong cho rằng đạo sinh ra vạn vật, không có ý chí dục vọng và cũng không có mục đích, đạo không làm chúa tể chi phối vạn vật mà thuận theo sự phát triển tự nhiên của vạn vật.
Theo ông đạo không chỉ là bản nguyên nguồn gốc của vạn vật mà còn là con đường là quy luật sinh thành, biến hóa của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Ong cho rằng trên thế giới không có vật gì vĩnh viễn không thay đổi, có những vật tiến lên phía trước có những vật lùi lại đằng sau, có những vật lớn lên, có những vật suy đi, có những vật đang hình thành, có những vật đang đi tới sự tiêu diệt.     
            Sự vận động của vạn vật không phải là hỗn độn mà tuân theo những quy luật tất yếu, tự nhiên nghiêm ngặt, không sự vật nào đứng ngoài quy luật đó kể cả trời đất, thần linh. Theo ông toàn thể vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật là luật quân bình và phản phục. Luật quân bình luôn giữ cho vận động được thăng bằng theo một trật tự điều hoà tự nhiên, không có cái gì thái quá, không có cái gì thiên lệch hay bất cập. Luật phản phục là cái gì đó phát triển đến tột đỉnh thì sẽ trở thành cái đối lập với nó (phản giả đạo chi động), vạn vật biến hóa nối tiếp nhau theo một vòng tuần hoàn đều đặn, nhịp nhàng bất tận như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi qua lại, đây là quy luật bất di, bất dịch của tự nhiên. Các sự vật cứ mập mờ thấp thoáng, lúc sinh, lúc tử, khi đầy, khi vơi…dưới sự tác động của luật phản phục. Vòng tuần hoàn biến đổi bất tận ấy của vạn vật ông gọi là thiên quân. Phản phục còn có ý nghĩa là trở về với đạo tự nhiên, vô vi, là trở về với cái gốc của mình, bền bỉ, lâu dài. Như vậy thì không làm gì cảmà không gì không làm.
Ong cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc lại vừa dựa vào nhau và liên hệ ràng buộc, bao hàm lẫn nhau, ai cũng biết đẹp là đẹp tức là có cái xấuhai mặt dài ngắn tựa vào nhau mới có hình thểhai mặt cao thấp liên hệ với nhau mới có sự chênh lệch và trong vạn vật không vật nào không cõng âmbồng dương. Chính sự liên hệ, đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật đã tạo ra mọi sự vận động, biến hóa không ngừng của vạn vật trong vũ trụ. Theo ông sự vật phát triển đến cực điểm chúng sẽ trở thành mặt đối lập với chính nó, do đó họa là chỗ tựa của phúcphúc là chỗ náu của họaít thì đượcnhiều thì mất vàgió to không sáng suốtmưa lớn không suốt ngày.                                                                          Trong thiên hạ cái rất mềm thì làm chủ cái rất cứngcái gì khuyết thì toàn vẹncái gì cong thì lại thẳngtrũng lại đầycũ thì lại mới… Đó là quy luật tất yếu của tự nhiên, là đạo trời chi phối mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội. Bởi vậy ông dạy mọi người nếu muốn cho những sự vật nào đó suy tàn thì tạm thời làm cho nó hưng lên, để cho nó phát triển đến tột cùng, tất nhiên nó sẽ đổi sang mặt ngược lại, muốn thu lại, hãy mở ra, muốn đoạt lấy hãy cho đi…
Mở rộng quan điểm về đạo ông đề xướng học thuyết vô vi. Vô vi theo nghĩa thông thường là không làm gì, nhưng theo ông vô vi là sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động có tính chất giả tạo, gò ép, trái với bản tính tự nhiên của mình, không can thiệp vào guồng máy của tự nhiên. Vô vi còn có ý nghĩa là bảo vệ, giữ gìn bản tính tự nhiên của mình và của vạn vật. Ong nói ta có ba của báu hằng nắm giữ và bảo vệ là từ ái, tiết kiệm và không giám đứng trước thiên hạ. Do đó ông phản đối mọi chủ trương hữu vi cho rằng hành vi của họ chỉ làm sáo trộn mọi trật tự, điều hòa tự nhiên và bị ràng buộc bởi danh vọng, ham muốn sẽ làm mất bản tính tự nhiên của chính mình. 
                                                                                                                                                Ông rút ra những điểm căn bản trong nghệ thuật sống của con người là đức tính từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung, tri túc và kiến vi. Họ luôn giữ được sự đồng nhất với đạo tự nhiên, chất phác, họ hòa mình vào khoảng không nhưng lại biết dành cho người khác một chỗ mà không mất chỗ của mình. Ong chủ trương phải bỏ hết những gì trái với tự nhiên, vượt quá bản tính, khả năng, nhu cầu tự nhiên, cần thiết của con người. Người lý tưởng trở về đạo tự nhiên vô vi, là người mà người đời sáng chói mà riêng ta lù mùngười đời rạch ròi mà riêng ta hỗn độn. Cái lù mù hỗn độn của ông là cái thấu suốt mọi lẽ của tự nhiên, theo đúng bản tính quy luật của nó, không tự mãn, không tự phụ, không xáo động, không phô trương, không thái quá, không bất cập, cái ngu ấy của ông là bậc thượng trí.
Tư tưởng của Lão Tử về đạo cũng như phép biện chứng và học thuyết vô vi là tư tưởng sâu sắc và độc đáo, với tư duy trừu tượng cao đã đóng góp đáng kể vào sự phát. triển tư tưởng triết học phương Đông.
ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét