Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

ĐỌC DỊCH LÝ VÀ Y LÝ GIÚP BẠN

Góc triết học Phương Đông
             
Người xưa thường nhắc “ Bất học Dịch bất khả tri Y” có nghĩa là: không học về kinh dịch thì không hiểu về y lý. Kinh dịch không nói đến bệnh, không nói đến thuốc, không nói đến phủ tạng con người, giống như không có quan hệ gì với Y. Nhưng đó lại là câu trả lời cho người hỏi tại sao học thuốc phải biết về Kinh Dịch.
Căn nguyên vì quy luật hóa sinh trong trời đất đều lấy hai khí âm dương mà hóa sinh muôn vật, sự sống của con người là lấy hai khí âm dương mà nuôi sống mọi nơi và phủ tạng. Người ta là bẩm thụ khí âm dương của trời đất. Vì thế phát minh về sự huyền diệu của âm dương, động tĩnh trong trời đất không sách nào rõ ràng hơn bằng Kinh dịch.

Hải Thượng Lãn Ông, danh y nước ta thế kỉ XVIII đã nói “Hãy học Kinh Dịch rồi mới nói đến chuyện làm thuốc’’. Theo ông thì học Kinh Dịch, nghĩa là học về quái tượng, hào từ để nắm lấy quy luật mâu thuẫn mà lại thống nhất của âm dương, cái đầu mối tiêu hao hay phát triển của tạo hóa. Đồng thời hiểu rõ quy luật ngũ hành sinh khắc chế hóa để biết được hiện tượng Bĩ cực Thái lai.

Trời bao bọc lấy đất, dương bao bọc lấy âm, số dương nhiều số âm ít, cho nên nói “dương thường hữu dư âm thường bất túc”. Trong hàng trăm chứng bệnh của con người hầu hết là do chân âm kém, thủy không chế ước được hỏa rồi quân hỏa, tướng hỏa… bốc lên. Trong Dịch lý, quẻ Càn khi mới sinh là thực, khi bị tổn thương hào giữa trở thành quẻ Ly (hỏa) lại là hư tổn, từ đó hạn chế tình dục, giảm sự thất tình uất kết,  khiến cho thủy thăng hỏa giáng trở thành “thủy hỏa kí tế”, âm thì tin hoa, dương thì kín đáo. Hỏa được yên vị của nó thì mọi biểu hiện đều tốt đẹp. Qua đó ta thấy lý luận Kinh Dịch là nền tảng cấu tạo thành phương pháp luận của Đông Y trong đó có 5 mối quan hệ  sinh khắc đều không thể tách rời được.

Tôn Chân Nhân nói “Không biết Kinh Dịch thì không thể nói được là thầy thuốc giỏi”. Kinh Dịch luận về khí hóa, khí hóa đã tạo nên vũ trụ hữu hình. Khi tiến từ vô cực sang thái cực rồi lưỡng nghi… cho đến khi sự vật thành hình. Con người bẩm thụ được toàn khí cúa trời đất, tứ khí của ngũ hành. Con người là cái tâm của thiên địa. Tâm sinh ra thì ngôn ngữ được lập, lời nói được lập thì mới minh. Cho nên nói con người là vạn vật chi linh, con người cũng như vạn vật nói chung đều từ vũ trụ mà ra. Xuất phát từ lí thuyết “con người là một vũ trụ nhỏ” “thiên nhân hợp nhất”, các nhà Y học thời xưa đã cho rằng những định luật chi phối vũ trụ cũng đồng thời chi phối con người. Vì vậy triết lí về Dịch có mối quan hệ và ảnh hưởng rất sâu sắc, không thể tách rời tới phương pháp luận của nền Y học cổ truyền suốt mấy ngàn năm qua.

Dịch có thái cực sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái, trời trên đất dưới định rõ càn khôn. Cao, thấp đã bày ra thì quý, tiện đều có vị trí. Động, tĩnh có quy luật thì phân biệt rõ cương nhu. Nhiều chủng loại phát sinh thì sự lành dữ, tốt xấu cũng theo đó mà sinh.
Ở trời thành Tượng, ở đất thành Hình. càn khôn có vị trí thì sự biến dịch vận hành ở quãng giữa, cho nên trời đất sinh thành ra vật. Trời đất vận hành biến hóa, thánh nhân bắt chước noi theo. Trời buông ra hình tượng xuất hiện sự lành dữ, thánh nhân dựa theo hình tượng đó thông qua Hà Đồ, Lạc Thư rồi tìm hiểu ở vạn vật mà vạch ra bát quái. Bát quái để thông cái đức của thần minh, để thuận cái lẽ của tính mệnh. Bát quái vạch xong là đã có hình tượng ở trong đó, rồi lại gấp đôi lên các hào sinh ra ở trong đó, cương nhu cọ vào nhau, bát quái lay động vào nhau thì sự biến hóa đã có trong đó. Tất cả đều không ra ngoài sự biến dịch của thiên địa.
Người ta bẩm thụ tinh hoa của âm dương ngũ hành nên con người là loài linh nhất trong muôn vật, được khí âm dương của trời đất, hợp với sự hóa dục của càn khôn; tứ tưng ứng với trời, tứ khí ứng với đất. Sự mở đóng của trời đất là sự mở đóng của người ta, nước thủy triều lên xuống tức là mạch đập của người ta. Sao bắc thần của trời là gốc của mọi sự vận động, quả tim của con người là chủ của toàn thân. Xem đó thì biết khí của trời tức là linh khí của người, thể âm của đất tức là hình thể của con người. Triệu Khang Tiết nói “sự giao tiếp với nhau giữa trời với người là rất tinh diệu, thật là đáng sợ”. Thân thể người ta là một trời đất nhỏ, thật không có khoảng cách cho dù chỉ 1 ly. Vậy thì cái lý của trời đất là có đủ ở Dịch, thì cái lý của thân tâm người ta không đầy đủ ở Dịch hay sao?
Dịch của trời đất là Dịch ở người. Cho nên cần phải tìm ở trời trước rồi sau mới tìm ở người, ở trong trước rồi mới đến bên ngoài.

Quy luật biến dịch là vô cùng mà vạn vật sinh ở 1, 1 chia thành 2, 2 chia thành 4, 4 chia thành 8, 8 chia thành 16, từ 16 đến 32, 32 đến 64, cho đến 384 hào, 11520 biến động thì sự huyền diệu của giao cảm, cơ chế của sự hóa sinh và cái số của vạn vật đu từ đó mà ra. Nói rõ ra thì 1 gọi là  thái cực của Dịch. Thái cực vốn là vô cực. Tướng số chưa hiện hình thì đã có đủ cái lý rồi; Hư không mà hóa khí, từ khí để tạo nên hình đó là cái gốc ban đầu của một khí tiên thiên. Thầy thuốc mà biết rõ như thế thì biết sự sinh sinh hóa hóa là có nguồn gốc, mà tất cả ở thân thể chúng ta khi chưa có cơ sở ban đầu được xây dựng nên ở cha, mẹ để biết mà xem ngay vào hình tượng của sự bẩm thụ.

Nói 1 phân chia thành 2 là sinh lưỡng nghi, thái cực động mà sinh dương, tĩnh mà sinh âm, thiên sinh ở động, địa sinh ở tĩnh, dương là phối ngẫu với âm, âm là nền móng của dương. Lấy nguyên chất mà nói là trời đất, lấy công dụng mà nói càn khôn, lấy đạo lý mà nói là âm dương, một động, một tĩnh làm gốc rễ lẫn nhau chia ra âm, dương là thành 2 phía đối nhau thế là bắt đầu có tượng. Nhân hình để tụ khí, nhân khí để hóa thần, mà làm nên cái gốc ban đầu của thể tượng hậu thiên. Thầy thuốc mà biết điều đó, thì biết được âm dương khí huyết đều có chỗ chung mà làm nên.

Nói 2 chia thành 4 là lưỡng nghi sinh tứ tượng tức là bắt đầu động thì dương sinh, động đến cực độ thì âm sinh, bắt đầu tĩnh thì nhu sinh, tĩnh đến cực độ thì dương sinh. Thái, thiếu âm dương là tứ tượng của trời, thái thiếu cương nhu là tứ tượng của đất. Tai, mắt, miệng, mũi, để ứng với trời. Huyết, khí, xương, thịt để ứng với đất. Thầy thưc mà biết rõ lẽ: Trong dương có âm, trong âm có dương thì hiểu được những trường hợp giống như dương mà không phải dương, giống như âm mà không phải âm. Có thể từ đó mà biết được chân, giả, nghịch, thuận để xét ra chỗ ẩn, hiện đang làm rối loạn cơ thể.

Nói 4 phân thành 8 là tứ tượng sinh ra bát quái tức là: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Càn làm mạnh mẽ, Khôn là thuận theo, Chấn là động, Tốn là vào, Khảm là sa xuống, Ly là tốt đẹp, Cấn là dừng lại, Đoài là đẹp… Bát quái của Phục Hy chia ra thể tượng của âm dương. Bát quái của Văn Vương nói lên chỗ tinh vi của ngũ hành. Thầy thuốc mà biết rõ được điều đó, mới biết được trong âm dương lại có âm dương, trong cương nhu lại có cương nhu. Vậy thì cái thể đối đãi, cái lẽ tiêu tưởng, sự huyền diệu của giao cảm là rõ ràng đầy đủ, thì về tính, lý, thần, cơ, hình, tĩnh, bệnh trị của người ta có thể nhân đó mà biết được, điều chủ yếu là thông suốt được nhiều cánh biến hóa. Từ đó tứ tượng giao nhau thành 16 việc, bát quái lay động vào nhau mà thành 64 quái, chia ra nội ngoại quái để phối hợp với 6 hào, suy ở số 4 số 9 mà thành số hóa sinh. Nhân vật do đó mà đại thành, vạn tượng nhân đó mà đầy đủ. Khi nghiên cứu Kinh dich trước tiên hãy xem xét đồ tròn thì rõ được nghĩa ấy, đồ này tuy là hình tưng cho tất cả nhưng thiết thực nhất là ở một con người.

Cho nên nói đồ tiên thiên là vòng tròn ở giữa là tượng của trời, 64 quẻ sắp đặt ở ngoài , soi rõ cái lẽ biến hóa của âm dương. Thái cực vận động ở giữa, hình tượng tâm là chủ thể của toàn thân. Càn ở Nam, khôn ở Bắc là hình tượng ở trên, bụng ở dưới, ly ở Đông, khảm ở Tây là hình tượng tai mắt bên phải, bên trái. Từ quẻ phục đến quẻ đồng nhân là nội quái ở vùng quẻ chấn quẻ ly, 16 quẻ này là thiếu dương ở trong âm. Ở người ta là khoảng 2 x 8= 16 tuổi. từ quẻ Lâm đến quẻ càn, là nội quái ở vùng quẻ đoài, quẻ càn, 16 quẻ này là thái dương ở trong dương. Ở người ta là khoảng 4 x 8= 32 tuổi. Từ quẻ cấu đến quẻ sư là nội quái ở vùng quẻ tốn quẻ khảm. 16 quẻ này là thiếu âm ở trong dương ở người ta là khoảng 6 x 8= 48 tuổi. Từ quẻ độn đến quẻ khôn, là nội quái ở vùng quẻ cấn, quẻ khôn 16 quẻ này là thái âm ở trong âm, ở người ta là khoảng 8 x 8= 64 tuổi.
Dương sinh ở tý mà cực ở ngọ cho nên quẻ phục gọi là thiên căn (gốc) đến quẻ càn là 32 quẻ ứng với phần trước của 1 đối âm sinh ra ở ngọ mà cực ở tý, cho nên quẻ cấn gọi là “nguyệt quật” đến quẻ khôn là 32 quẻ để ứng với phần sau của cuộc đời. Phần trước của đời bắt đầu ở hào dương của quẻ phục, rồi lần lượt tăng thêm dần đến quẻ càn là dương thịnh cực độ, cũng giống như người ta từ thiếu niên đến tráng niên. Nữa đời phần sau bắt đầu ở một hào âm của quẻ cấu rồi lần lượt hao dần đến quẻ khôn là dương đến hết, cũng giống như người ta từ suy đến già.
Theo chiều dọc mà xét, thì tượng ở hào thứ nhất Càn hết ở ngọ. Khôn hết ở tí, đúng với thời lnh đông chí, hạ chí là đường chính giữa của trời đất mà phân chia ra bên tả bên hữu, bên tả chủ thăng, bên hữu chủ giáng. Thăng thì dương ở phía đông nam chủ về sự phát sinh của mùa xuân mùa hạ để ứng với sự lớn dần của người ta. Giáng thì âm ở phía tây bắc chủ sự thu liễm của mùa thu, mùa đông để ứng với sự tiêu mòn dần của người ta.
Theo chiều ngang mà xét thì tượng ở hào thứ 2, quẻ ly hết ở mão, quẻ khảm hết ở dậu, đúng tiết xuân phân, thu phân là phần nữa của âm mà chia ra trên dưới. Trên là dương, dưới là âm. Dương thì mặt trời mọc ở mão, để ứng với ban ngày trước, âm thì mặt trời lặn ở dậu để ứng với ban đêm ngủ. Ở đồ tròn này là đã đầy đủ cái lẽ vận khí, sự huyền diệu giữa người và trời đất.

Xét ở đồ vuông là hình tượng về đất, càn bắt đầu ở tây bắc, khôn tận cùng ở đông nam. Trời bất túc ở phía tây bắc, cho nên ở đồ tròn dương ở phía đông nam, đất không dày ở phía đông nam, cho nên vuông dương ở phía tây bắc. Đó là ý nghĩa vạch quẻ của Phục Hy. Còn về bát quái của Văn Vương thì vị trí có khác.
Phục Hy là theo hiện tượng tự nhiên, cho nên càn ở trên khôn ở dưới, ly bên tả khảm bên hữu. Văn Vương là theo số của Hà đồ cho nên hỏa ở nam, thủy ở bắc, mộc ở đông, kim ở tây. Liên hệ với mọi thứ trong người ta. Thì trời đất là hình thể, càn khôn là tính tình, âm dương là khí huyết, hai phía chung một gốc không tách rời nhau.  

Lấy hào, tượng mà xét thì dương của trời đất, lấy số 6 làm chừng mực, 2 lần của tam tài thành ra sáu hào. 6 hào dương, 6 hào âm thành 12 hào cho nên trời có 12 tháng, người có 12 tạng phủ. Trời có 12 cỗ nhật nguyệt hội, người có 12 kinh, trời có 12 thần, người có 12 khớp biết rõ lẽ đó là hình tượng vinh vệ được chu lưu kinh lạc biểu lý. Lấy tạng người mà nói thì từ hào sơ lục đến hào thượng lục (6 hào ở quẻ âm) âm là tạng: hào sơ lục chỗ của mệnh môn, hào lục nhị chỗ ở của tỳ, hào ngũ lục chỗ ở của tâm, hào thượng lục chỗ ở của phế. Từ hào sơ cửu đến hào thượng cửu (6 hào ở quẻ dương) là dương là phủ: hào sơ cửu ngang bàng quang, hào cửu nhị ngang đại trường, hào cửa tam ngang tiểu trường, hào cửu tứ ngang đởm, hào cửu ngũ ngang vị, hào thượng cửu ngang tam tiêu. Biết rõ điều đó thì âm dương của tạng phủ đã có hình tượng ở trong rồi.

Lấy hình thể mà xét thì Càn là đầu, dương cao ở trên. Khôn là bụng, âm rộng chứa vật ở dưới. Khảm là tai, dương thông ở bên trong, Ly là mắt dương sáng ra ở ngoài. Đoài là miệng mở ra ở trên, Tốn là đùi hai cái thọng xuống dưới, Cấn là tay dương ở phía trước, Chấn là chân dương động ở dưới. Trời bất túc ở tây bắc, cho nên tai mắt bên tả (trái) sáng hơn tai mắt bên hữu (phải) đất không đủ ở đông nam, cho nên tay chân bên hữu mạnh hơn bên tả. Thầy thuốc biết điều đó là hình tượng được thể lực của người ta.
Lấy sinh dục mà xét thì khí trời đất điều hòa vạn vật hóa thành, nam nữ kết tinh vạn vật hóa sinh. Trời cao đất thấp, Càn cha, Khôn mẹ, Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ, Chấn, Khảm. Cấn là 3 nam, Tốn, Ly, Đoài là 3 nữ. Muốn biết con mạnh yếu thì Càn mạnh ở đông nam, Khôn thuận ở Tây Bắc. Muốn sinh nhiều con cái thì bồi giữ quẻ Khảm quẻ Ly, mượn quẻ Đoài để thực hiện được nam.
Muốn biết cách gieo giống, thì theo khí mà đón thiên thời địa lợi. Đông chí bắt đầu thì dương cường, lúc âm thắng cần phải tránh. Thầy thuốc biết lẽ đó thì cái lẽ gieo cảm thụ thai đã có ở trong đó.

Lấy tinh thần mà xét thì số 1 thủy ở phương bắc là tinh của ta, cho nên nói thận tàng tinh, số 2 ở phương nam (hỏa) là thần của ta cho nên nói tâm tàng thần, số 3 mc ở phương đông là hồn của ta, cho nên nói can tàng hồn, số 4 kim ở phương tây là phách của ta, cho nên nói phế tàng phách, số 5 thổ ở giữa là ý của ta, cho nên nói tỳ tàng ý. Muốn biết âm dương của hồn phách, cần biết tinh thần có từng loại, mộc hỏa đồng khí cho nên thần, hồn tàng ở đông nam mà số 2 với số 8, số 3 với 7 đều là 10, kim thủy cùng nguồn cho nên tinh, phách tàng ở tây bắc , mà số 1 với số 9, 4 với 6 cũng là 10. Thổ nắm cả 4 khí cho nên chỉ riêng ý ở giữa thuộc số 5 thì hình tượng của ngũ hành tạng phủ đã có ở trong rồi.

Lấy động tĩnh mà xét thì dương chủ động, âm chủ tĩnh, thiên dương động, địa âm tĩnh, tĩnh là cơ sở của động, động là cơ năng của tĩnh. Nhu cương lay lắt nhau là động tĩnh của dịch, âm dương thăng giáng là động tĩnh của khí, hình khí tiêu tức (mòn dần nở ra) là xét kĩ ở âm dương. Động cực thì tĩnh mà để lại âm căn thì lấy dương mà thắng. Xét bệnh, chữa bệnh, xem mạch, dùng thuốc cần biết có tĩnh trong động, về thanh, về sắc, về khí, về vị cần biết trong nhu có cương. Biết được chỗ tinh vi của cương nhu động tĩnh thì sự huyền diệu trong ngành Y đã vận dụng được một nữa.

Lấy thăng giáng mà xét thì dương chủ thăng, âm chủ giáng, thăng là dương sinh, giáng là âm tử, cho nên mặt trời ở cung tí (nửa đêm) mới thăng lên, thăng thì hướng về sinh. Sau ngọ thì giáng, giáng thì hướng về tử, vạn vật đều là suy. Cơ chế của sự sống chết là thăng giáng mà thôi. Muốn biết chỗ cốt yếu của thăng giáng, trường hợp nên giáng mà không nên thăng thì đề phòng sự  lại tiến lên của quẻ bác, nên thăng không nên giáng thì bồi vào chỗ mới sinh của quẻ Phục. Sợ quẻ bác đến chỗ suy thì bắt đầu theo ở quẻ Quan. Muốn cho quẻ Phục cứ tiến lên dần, thì theo quẻ Lâm mà vận hành. Vì vậy muốn biết được lẽ tiêu trưởng thì tìm ở những chỗ đó mà biết.

Lấy thần với cơ mà xét thì cái tồn ở trong là thần, cái phát ra mà trúng là cơ, lặng lẽ không động là thần, cảm xúc mà không được là cơ. Biết lẽ đó thì thấu suốt từ đầu đến cuối thần là của ta. Biết làm phải biết tránh là cơ của ta. Thấy có thể được thì tiến, biết là không được thì thoái, đó là thần của ta. Nhanh chậm như tay người lái xe, nặng nhẹ như dao người nấu bếp đó là cơ của ta.
Thần cùng với cơ nương tựa lẫn nhau, cho nên thần có chỗ làm chủ, cơ có chỗ phán quyết (đoán), thần là chủ của cơ, cơ là kẻ sai khiến của thần. Thầy thuốc biết được thần, cơ mà vận dụng đó là thần của người thầy thuốc.

Lấy thu lại, dương ra mà xét: như lệnh đi rồi thì nấu nến, ngày qua thì đêm đến, vượng qua thì suy đến, chính đi thì tà đến. Cho nên khó, dễ tác động vào nhau, cương nhu chế nhau. Biết lẽ đó là cơ sở của già, thịnh là sự dẫn đến của suy, biết đến điều hòa giúp đỡ thì sự thành công có ở trong đó.
Lấy biến hóa mà xem xét thì vật sinh gọi là hóa, vật cực gọi là biến. Âm có thể biến thành dương, dương có thể biến thành âm chỉ là số 1 số 2 ấy, giao cảm sinh thành không đồng đều, vật đúng lúc thì hội lại sự biến hóa là do đó mà ra. Cho nên dương bắt đầu thì ôn, dương đến cực thì nhiệt, âm bắt đầu thì mát, âm đến cực thì hàn, ôn thì sinh vật, nhiệt thì trưởng vật, lương thì thu vật mà sự biến hóa rõ ra ở đó.

Lấy thường biến mà xem xét thường dịch, bất dịch là lẽ của thái cực, biến dịch thường dịch là cái động của tạo hóa.Thường là thể của dịch, biến là dụng của dịch. Cổ kim bất dịch là dụng của dịch tùy lúc mà biến dịch là dụng của dịch. Nhân tâm chưa động là thể của thường, vật dụng sinh ra là dụng của biến, do đó mà xét thì thuộc âm, thuộc dương là bẩm thụ như thường, khí lạnh khí nóng là biến sinh của bệnh. Vốn to, vốn nhỏ là thường của mạch.

Khi phù, khi trầm là biến của mạch, béo gầy không thay đổi là thường của thể mạo, thanh sắc thay đổi là biến của hình dung. Thường là dễ biết, biến là ứng sự khó biết. Cho nên lấy hàn chữa nhiệt là thường, lấy thuốc nhiệt chữa bệnh nhiệt là khó biết. Thông đi là hết đau cũng là thường, chữa mà không chữa là khó biết. Người xưa xem trên xét dưới, theo cái gần tìm cái xa là lẽ bình thường. Trau dồi đaọ đức, sửa sang nghề nghiệp, gặp việc vận dụng thích đáng là không biết. Biết cái lẽ thường biến thì thầy thuốc tránh được sự máy móc, mà nói được sự linh hoạt trong nghề Y.

Lấy sinh tử mà xét thì người ta bẩm thụ khí của trời đất để sinh, tụ thì sinh, tán thì tử. Cho nên khí làm ra vật là tụ mà có hình, vật làm ra khí là tán không có hình tượng. Đơn kinh viết: “Con người phần âm không hết thì không thành tiên, phần dương chưa hết thì không chết” cho nên cái ban đầu đến là thuộc ở dương, sinh thì phải sinh ở quẻ phục, dương sinh đến càn hết lại qui phục về âm. Thế thì chết phải chết ở khôn. Dương hết rồi qui về thổ: được dương thì sinh cho nên dương không có số 10, dương không chung kết được âm thì chết, cho nên âm không có sô 1, âm không có bắt đầu, vì thế chứng dương thì hay nói, chứng âm thì không nói, không nói thì chết hay nói thì sống. Hồn cường thì hay nói, phách cường thì hay ngủ, hay ngủ thì không tốt, hay nói thì dễ sống. Muốn cứu cho khỏi chết, cho hại đến cái sống, âm dương tụ tán là lẽ ấy, quẻ bác quẻ phục tiêu trưởng là cơ chế ấy, mà cái lẽ sinh tử đã có đầy đủ ở trong.

Lấy bệnh tật mà xét: thì quẻ Thái là trên dưới giao thông với nhau, quẻ Bĩ là càn khôn cách tuyệt nhau, quẻ Ký tế là tâm thận hài hòa, quẻ Vị tế là âm dương cách biệt. Quẻ đại quá, tiểu quá vào thị âm hàn cứ sâu dần ra thì thành hiện tượng có khối đầy cương. Quẻ Trung phu, quẻ Di ở giữa như là thổ, tạng không đủ mà di là hình cổ trướng. Quẻ Bác phục như chứng cách dương, thoát dương. Quẻ Quyết, quẻ Cấn như chững thoát âm, cách âm. Quẻ Quan là dương suy dn, quẻ Độn là nguyên nhân âm trưởng…

Lại như quẻ Ly làm quẻ Càn thì không đầu tức là tạng, nếu gặp quẻ Đoài là có liên quan đến phế, đến miệng. Giao với quẻ Khảm thì lợi hại lẫn nhau. Về phương đông thì đề phòng tai nạn thủy hỏa. Quẻ Khôn Càn tuy thích âm nóng mà thái quá. Cũng sợ khô ráo. Khảm là mẹ của mộc, Chấn Tốn thuận lợi với nhau, nếu gặp vị trí thổ thì khắc lại rất nguy. Kim thủy vốn là đồng khí, trái thường sinh ra táo thấp hại nhau, Khôn Cấn ở giữa, sự gặp khí mệnh ở phương đông. Nếu đến Càn Đoài thì vẫn như thường. Đó là lấy hiện tượng quẻ để đoán bệnh, lấy khảm ly mà phân thủy hỏa, tuy khảm vốn thuộc thủy mà có dương ở trong, ly vốn thuộc hỏa mà có âm ở trong, cho nên phương bắc là vùng thủy địa mà có khí nhất dương, phương nam là vùng hỏa địa mà có số 2 ở trong. Phương đông là dương mộc có số 8 ở trong, phương tây là âm mà có số 9 dương. Cái lẽ tiêu, trưởng, tử, sinh còn có nghịch thuận, chân giả sự biến hóa rất là phức tạp bệnh mỗi người một khác vì thế bệnh tật sinh ra không thể lấy số mà tính được.

 Muốn biết Y và Dịch, cho theo vào lẽ âm dương, muôn vàn thanh âm đều xuất xứ từ 1 đóng 1 mở, muôn vàn số đếm đều xuất xứ từ 1 số lẻ, 1 số chẵn. Muôn vàn quy luật đều xuất xứ từ 1 động 1 tĩnh, muôn vàn hiện tượng đều xuất xứ từ một vuông một tròn. Vuông tròn, động tĩnh, lẻ chẵn, mở đóng đều không ra ngoài số 1, số 2. Cho nên nói hình của trời đất giao nhau là càn với khôn. Càn khôn không có dục nên giao nhau lấy khảm và ly. Cái lẽ của Khảm Ly là âm với dương mà thôi nhưng hợp lại mà nói thì âm lấy dương làm chủ, mà quy luật của trời đất gọi là sinh, sinh là dương, là có (lẻ) là đơn (sắc đỏ). Dịch có vạn tượng 1 chữ bao trùm hết tất cả là chữ dương, sống chết là việc lớn, Một chữ quyết định cũng là chữ dương. Tuy nói dương là sánh với âm, mà càn dương là kiện vận. Âm là nền móng của dương mà khôn tĩnh thường yên. Sở dĩ khôn được yên đều nhờ càn dương làm nên. Quy luật của trời đất thì dương thường đầy, âm thường vơi để làm cái gốc sinh sinh của vạn vật. Khi dương thịnh thì biến, chết là vì chỗ ấy? Cho nên mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng tròn thì khuyết, cũng giống như dương số 1, âm số 2, lại thấy âm nhiều hơn dương cho nên thọ hết tuổi thì ít, chết non thì nhiều.  Vì thế người xưa làm ra Dịch đến giữa khoảng tiêu và trưởng thì luôn luôn chú ý việc phù dương, ức âm đó không phải là ghét âm mà sợ bại hoại đến dương.

Toàn bộ Dịch, 1 chữ, 1 câu đều có ý nghĩa chỉ đạo cho Y học, 1 tượng 1 hào đều có bao hàm cái ý bảo vệ sự sống. Người xưa lập ra tượng để nói cho hết ý. Lập ra quẻ để nói cho hết thật giả, ngay gian. Vì thế Dịch tuy không nói đến Y mà bên trong có đầy đủ ý nghĩa của Y. Cho nên sự biến hóa trong trời đất, xen vào Dịch là có thể thấy tình trạng của con người. Xen vào tượng có thể nghiệm âm dương của bệnh có cách để xét phụ vào ở hình phải có cái phối ngẫu, phục ra ở sắc thì phải có cái để biện, cho nên thầy thuốc biết lẽ đó mà làm luận lí để xét là ứng nghiệm ngay. Lấy sự biến hóa của Dịch ứng hợp vào Y thì cái hình tượng đó đều là Y, đầy đủ hết cái lẽ của tạo hóa.

Lấy sự vận dụng của Y thay cho Dịch thì toàn thân đều là Dịch, sự yên nguy của con người có quan hệ mật thiết với Dịch, cho nên người xưa nói “Dịch có đủ trong Y, Y công dụng của Dịch”. Học Y mà không học Dịch thì sẽ nói: Y học không có khó gì, chỉ như thế mà thôi? Có ngờ đâu, gặp những chỗ mắt không thể thấy được, tai không thể nghe được thì làm sao tránh khỏi sự lúng túng vụng về.
Biết Dịch mà không biết Y thì sẽ nói: Dịch lý trừu tượng cao sâu khó mà vận dụng được trong Y học?. Vì thế có thể nói rằng Y cần phải có Dịch. Trong Y học, Dịch với Y không phải là hai. Trương Cảnh Nhạc nói : “Y với Dịch cùng một nguồn, cùng một sự biến hóa của âm dương, Y Dịch là thông suốt với nhau, nguyên lí chỉ là một chẵn một lẻ, làm Y mà không biết Dịch được sao”!
                                                  

              LY. NGÔ KIM BIÊN  (Sưu tầm và ghi chép)
              Hiệu đính transi



Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Đức Lão Tử & nhà Bác học về Vũ trụ quan

Lão Tử sống cùng thời với Khổng Tử họ Lý tên Nhĩ tự là Đam hay Bá Đương người nước Sở. Tư tưởng của ông được trình bày cô đọng trong đạo đức kinh với học thuyết về đạo, tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết vô vi hay những đề đạo đức nhân sinh, chính trị – xã hội.
Từ sự quan sát sự vận chuyển của vạn vật trong thế giới ông đã rút ra quy luật về sự biến hóa của tự nhiên nên ông đề ra học thuyết đạo để giải thích nguồn gốc hình thành vạn vật. Đạo không phải là thứ vật thể đặc biệt, cố định, nó là cái bản nguyên sâu kín, huyền diệu, là thực thể vật chất của khối hỗn độnmập mờthấp thoáng, không có đặc tính, không hình thể, nhìn không thấynghe không thấy,bắt không bắt được
Lúc đầu đạo chưa phân chia, do đó cảm quan của con người không cảm thấy được, nhưng nó vẫn tồn tại tuyệt đối, vĩnh viễn, mạnh mẽ, bao khắp cả vũ trụ, có trước trời đất, và là cái từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể sinh ra. Ong dùng thuyết vô danh và chất phác để giải thích đặc điểm ấy của đạo. Ong đã nhìn thấy sự khác nhau giữa cơ sở vật chất đầu tiên và sự vật cá biệt, ông không lấy đặc tính của vật thể đặc biệt riêng rẽ để giải thích nguồn gốc của vạn vật. Đạo là bản chất sâu xa tuyệt đối là cơ sở do đó trời đất và vạn vật sinh sống, vì thế đạo không thể giống với sự vật. Sự vật sinh ra từ đạo có hình thể có thể gọi tên được là hữu còn đạo thì không thể gọi tên được là vô. 
Nhưng vì đạo có thể sinh ra vạn vật nên cũng có thể bảo nó là hữu. Như vậy đạo gồm cả hai phương diện hữu và vô, vô là thể của đạo, và hữu là dụng của đạo. Đạo là thể thống nhất giữa hữu và vô, thể và dụng. Đạo có tính phổ biến, vĩnh cửu tự nó thì biến mất, nhưng nó là động lực biến hóa của vạn vật mà không cần hoạt động gì cả. Ong còn đưa ra học thuyết đạo pháp tự nhiên để giải thích bản chất của đạo. Ong cho rằng đạo sinh ra vạn vật, không có ý chí dục vọng và cũng không có mục đích, đạo không làm chúa tể chi phối vạn vật mà thuận theo sự phát triển tự nhiên của vạn vật.
Theo ông đạo không chỉ là bản nguyên nguồn gốc của vạn vật mà còn là con đường là quy luật sinh thành, biến hóa của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Ong cho rằng trên thế giới không có vật gì vĩnh viễn không thay đổi, có những vật tiến lên phía trước có những vật lùi lại đằng sau, có những vật lớn lên, có những vật suy đi, có những vật đang hình thành, có những vật đang đi tới sự tiêu diệt.     
            Sự vận động của vạn vật không phải là hỗn độn mà tuân theo những quy luật tất yếu, tự nhiên nghiêm ngặt, không sự vật nào đứng ngoài quy luật đó kể cả trời đất, thần linh. Theo ông toàn thể vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật là luật quân bình và phản phục. Luật quân bình luôn giữ cho vận động được thăng bằng theo một trật tự điều hoà tự nhiên, không có cái gì thái quá, không có cái gì thiên lệch hay bất cập. Luật phản phục là cái gì đó phát triển đến tột đỉnh thì sẽ trở thành cái đối lập với nó (phản giả đạo chi động), vạn vật biến hóa nối tiếp nhau theo một vòng tuần hoàn đều đặn, nhịp nhàng bất tận như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi qua lại, đây là quy luật bất di, bất dịch của tự nhiên. Các sự vật cứ mập mờ thấp thoáng, lúc sinh, lúc tử, khi đầy, khi vơi…dưới sự tác động của luật phản phục. Vòng tuần hoàn biến đổi bất tận ấy của vạn vật ông gọi là thiên quân. Phản phục còn có ý nghĩa là trở về với đạo tự nhiên, vô vi, là trở về với cái gốc của mình, bền bỉ, lâu dài. Như vậy thì không làm gì cảmà không gì không làm.
Ong cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc lại vừa dựa vào nhau và liên hệ ràng buộc, bao hàm lẫn nhau, ai cũng biết đẹp là đẹp tức là có cái xấuhai mặt dài ngắn tựa vào nhau mới có hình thểhai mặt cao thấp liên hệ với nhau mới có sự chênh lệch và trong vạn vật không vật nào không cõng âmbồng dương. Chính sự liên hệ, đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật đã tạo ra mọi sự vận động, biến hóa không ngừng của vạn vật trong vũ trụ. Theo ông sự vật phát triển đến cực điểm chúng sẽ trở thành mặt đối lập với chính nó, do đó họa là chỗ tựa của phúcphúc là chỗ náu của họaít thì đượcnhiều thì mất vàgió to không sáng suốtmưa lớn không suốt ngày.                                                                          Trong thiên hạ cái rất mềm thì làm chủ cái rất cứngcái gì khuyết thì toàn vẹncái gì cong thì lại thẳngtrũng lại đầycũ thì lại mới… Đó là quy luật tất yếu của tự nhiên, là đạo trời chi phối mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội. Bởi vậy ông dạy mọi người nếu muốn cho những sự vật nào đó suy tàn thì tạm thời làm cho nó hưng lên, để cho nó phát triển đến tột cùng, tất nhiên nó sẽ đổi sang mặt ngược lại, muốn thu lại, hãy mở ra, muốn đoạt lấy hãy cho đi…
Mở rộng quan điểm về đạo ông đề xướng học thuyết vô vi. Vô vi theo nghĩa thông thường là không làm gì, nhưng theo ông vô vi là sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động có tính chất giả tạo, gò ép, trái với bản tính tự nhiên của mình, không can thiệp vào guồng máy của tự nhiên. Vô vi còn có ý nghĩa là bảo vệ, giữ gìn bản tính tự nhiên của mình và của vạn vật. Ong nói ta có ba của báu hằng nắm giữ và bảo vệ là từ ái, tiết kiệm và không giám đứng trước thiên hạ. Do đó ông phản đối mọi chủ trương hữu vi cho rằng hành vi của họ chỉ làm sáo trộn mọi trật tự, điều hòa tự nhiên và bị ràng buộc bởi danh vọng, ham muốn sẽ làm mất bản tính tự nhiên của chính mình. 
                                                                                                                                                Ông rút ra những điểm căn bản trong nghệ thuật sống của con người là đức tính từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung, tri túc và kiến vi. Họ luôn giữ được sự đồng nhất với đạo tự nhiên, chất phác, họ hòa mình vào khoảng không nhưng lại biết dành cho người khác một chỗ mà không mất chỗ của mình. Ong chủ trương phải bỏ hết những gì trái với tự nhiên, vượt quá bản tính, khả năng, nhu cầu tự nhiên, cần thiết của con người. Người lý tưởng trở về đạo tự nhiên vô vi, là người mà người đời sáng chói mà riêng ta lù mùngười đời rạch ròi mà riêng ta hỗn độn. Cái lù mù hỗn độn của ông là cái thấu suốt mọi lẽ của tự nhiên, theo đúng bản tính quy luật của nó, không tự mãn, không tự phụ, không xáo động, không phô trương, không thái quá, không bất cập, cái ngu ấy của ông là bậc thượng trí.
Tư tưởng của Lão Tử về đạo cũng như phép biện chứng và học thuyết vô vi là tư tưởng sâu sắc và độc đáo, với tư duy trừu tượng cao đã đóng góp đáng kể vào sự phát. triển tư tưởng triết học phương Đông.
ST

Tầm nhìn của Đức Khổng Tử về nhân sinh quan

Tam thập nhi lập
Tứ thập nhi bất hoặc
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh
Lục thập nhi nhĩ thuận
Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (Luận Ngữ)
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn ĐôngTrung Quốc) trong một gia đình mà ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quí tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử , hay gọi gọn hơn là Khổng Tử . 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử  là Thầy Khổng.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
Các sách kinh điển
Các sách kinh điển của Nho giáo đều hình thành từ thời kỳ Nho giáo nguyên thủy. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Hệ thống kinh điển đó hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị, về đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia.
Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai "học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận ngữ).
Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận ngữ).
Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dươngbát quái,... Đời ChuChu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói, "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất. (Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.)
Kinh Nhạc: do Khổng tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy lục kinh chỉ còn lại ngũ kinh.
Luận ngữ: ghi lại lời dạy của Khổng Tử do học trò của ông ghi chép lại sau khi ông mất (Luận ngữ = các lời bình luận).
Đại học: dạy phép làm người để trở thành bậc quân tử. Sách này do Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử, dựa trên lời dạy của ông soạn ra (Đại học = sự học lớn).
Trung Dung: dạy người ta cách sống dung hòa, không thiên lệch. Sách này do người cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, học trò của Tăng Tử, còn gọi là Tử Tư soạn ra (Trung = ý muốn nói cái Tâm không lệch bên này hay bên kia, Dung = có nghĩa dung dưỡng, giữ mãi ở mức như vậy).
Mạnh Tử: ghi lại lời dạy của Mạnh Tử. Mạnh Tử tên thật là Mạnh Kha, là người tiêu biểu nhất sau Khổng Tử, thuộc dòng Tử Tư, phát triển tư tưởng của Khổng Tử ở thời Chiến Quốc (390-305 trước công nguyên).
Nội dung cơ bản của Nho giáo
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó
 Tu thân
Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức thì xã hội được an bình.
Tam Cương: Tam là ba;Cương là giềng mối; Tam Cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (vợ chồng).
Quân thần: Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt công minh, tôi trung thành một dạ.
Cha con:Cha hiền con hiếu. Cha có nghĩa vụ nuổi dạy con cái,con phải hiếu đễ và nuôi dưỡng cha khi cha về già
Vợ chồng: Chồng phải yêu thương và đối xử công bằng với vợ;vợ chung thủy tuyệt đối với chồng
Ngũ Thường: Ngũ là năm; Thường là hằng có; Ngũ Thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
Tam Tòng: Tam là ba; Tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"
Tại gia tòng phụ: nghĩa là, người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con"
Tứ Đức: Tứ là bốn; Đức là tính tốt. Tứ Đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: Công - Dung - Ngôn - Hạnh.
Công: khéo léo trong việc làm.
Dung: hòa nhã trong sắc diện.
Ngôn: mềm mại trong lời nói.
Hạnh: nhu mì trong tính nết.
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
Đạt Đạo. Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung". Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng.
Đạt Đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi" (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay "dũng" bằng "lễ, nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "nhân, nghĩa, lễ, trí". Hán nho thêm một đức là "tín" nên có tất cả năm đức là: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Năm đức này còn gọi là ngũ thường.
Biết Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "Thi, Thư, Lễ, Nhạc". Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.
 Hành đạo
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:
Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ).
Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ).
Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi.
Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc. Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà không cần phải có quyền. Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường).
Triết học
Dù Khổng giáo thường được người Trung Quốc tin theo như một tôn giáo, vẫn tồn tại những cuộc tranh luận về việc liệu đó có phải là một tôn giáo không, bởi Khổng giáo ít đề cập tới các vấn đề thần học hay duy linh (quỷ thần, kiếp sau, vân vân).
Các môn đồ Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi họ dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông Trung Quốc. Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình,thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một chính phủ lý tưởng. Ông đã tuyên bố rõ nguyên tắc nổi tiếng, "Sở kỷ vật dục mạc thi ư nhân" (cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác). Ông cũng luôn mơ về thời quá khứ, và thúc giục người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp chính trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu quá khứ.
Đạo đức
Lý thuyết đạo đức của Khổng tử dựa trên ba quan niệm chính:
Khi Khổng tử trưởng thành, lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày. Lễ được xem là xuất phát từ trời. Nhưng Khổng từ đã tranh luận rằng lễ không phải từ trời mà từ người. Ông xem lễ là tất cả các hành động của một cá nhân nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng. Lễ, theo Khổng tử, đã trở thành mọi hành động của cá nhân nhằm đạt được thể diện cho mình. Và các hành động này có thể là tốt hoặc xấu. Nhìn chung, các cố gắng để thu nhận một cuộc sống hưởng thụ trước mắt là xấu còn những cố gắng để làm cho cuộc sống tốt hơn lơn về lâu dài là tốt. Quan niệm này là làm đúng việc vào đúng thời điểm.
Đối với Khổng tử, nghĩa là nguồn gốc của lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại . Một ví dụ sống theo nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.
Cũng như lễ xuất phát từ nghĩa, thì nghĩa cũng xuất phát từ nhân . Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Hệ thống đạo đức của ông dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần thánh. Để sống mà được cai trị bằng nhân thì thậm chí còn tốt hơn là sống trong luật pháp của nghĩa. Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.
Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác; cái gì mà ta muốn thì cho kẻ khác"
Chính trị
Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng "lễ nghĩa" và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: 1. "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng." (Tứ Thư - Luận Ngữ, NXB QĐND 2003) Sự "biết sỉ nhục" là sự mở rộng của trách nhiệm, nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của Pháp gia.
Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, có lẽ vì tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời kỳ đó, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế quyền lực của những nhà cai trị. Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm quan trọng hàng đầu. Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực. Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha), ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Điều này đòi hỏi người dưới phài đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm. Tư tưởng này được học trò của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua.
 Khổng Tử  cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành, biến hoá không ngừng theo đạo của nó. Sự vận động biến hoá ấy bắt nguồn từ mối liên hệ, tương tác giữ hai lực âm và dương trong một thể thống nhất thái cực, trời đấttương thôitrung hòa để vạn vật sinh hoá mãi. Cái lực vô hình ấy ông gọi là đạo,thiên lý, đó là thịnh đức, là đạo chí thành của trời đất, là cái gốc của thiên hạ. Do cái gốc ấy mà cũng như dòng nước chảy mọi vật đều trôi đi ngày đêm không ngừng, không nghỉ.
Vì đạo là huyền vi sâu kín, mầu nhiệm mạnh mẽ, lưu hành khắp vũ trụ, định phép sống cho vạn vật, con người ta không thể cưỡng lại được nên ông gọi làthiên mệnh và vì thế ông cho rằng trời có ý chí, làm chủ tể vũ trụ, làm sao cải được mệnh trời. Ong cho rằng hiểu biết mệnh Trời là là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện. Đã tin có mệnh, biết mệnh thì phải sợ mệnh và thuận mệnh đó là cái đức của người quân tử  người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhânsợ lời thánh nhân, vì vậy ông tin vào số mệnh sống chết có mệnh giàu sang do Trời. Tuy nhiên ông lại không tán thành quan điểm cứ nhắm mắt dựa vào thiên mệnh, ông luôn yêu cầu mọi người phải chú trọng vào sự nỗ lực học tập, làm việc tận tâm, tận lực, còn việc thành bại như thế nào lúc đó mới là do ý Trời
Ông cũng tin có quỷ thần và cho rằng là do khí thiêng trong trời đất tạo thành song ông lại cho rằng quỷ thần không có tác dụng chi phối đời sống con người nên ông phê phán mê tín sùng bái quỷ thần kêu gọi mọi người hãy chú trọng vào việc làm của mình. Theo ông trí thông minh, khôn ngoan của con người đối lập với mê tín, quỷ thần. Như vậy quan điểm của ông luôn có những tính chất mâu thuẫn khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn tự vận động biến hóa không phụ thuộc vào mệnh trời. Nhưng mặt khác ông lại cho rằng trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh con người đó là một bước lùi trong tư  tưởng triết học của ông.
Những nguyên lý đạo đức căn bản nhất trong học thuyết của ông là: nhânlễtrí,dũng... trong đó chữ nhân được đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất, nó được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người. Về mặt lý luận theo ông do sự chi phối của thiên lýđạocác sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn biến hoá không ngừng nhờ sự trung hòa giữa âm dương, trời đất… Trung là các gốc lớn của thiên hạ mọi vật do đó mà nảy sinh, tiến hóa. Hoa là đạo thông đạt của thiên hạ mọi vật đều nhờ đó mà thông hành (trung dung). Con người là kết quả bẩm thụ tinh khí của âm dương, trời đất mà sinh thành. Đạo sống của con người là phải trung dungtrung thứ, nghĩa là sống đúng với mình và sống phải với người đó chính là chữ nhân. Ong chủ trương dùng nhân đức để giáo hóa con người, cải tạo xã hội. Trong việc giáo dục đạo đức nhân nghĩa cho con người ông chủ trương hữu giáo vô loại. Người có đức nhân là người làm được năm điều trong thiên hạ:
1.     Cung thì không khinh nhờn
2.     Khoan thì được lòng người
3.     Tín thì người tin cậy
4.     Mẫn thì có công
5.     Huệ thì đủ khiến được người
Nhân còn biết thương người, và biết ghét người. Người có đức nhân là người trước làm những điều khó sau đó mới nghĩ đến thu hoạch kết quả. Nhân đâu phải xa bởi bản tính con người là thiệnNhưng vì con người quen thói đời, mê vật dục nên thấy nhân xa mình đó thôiNhân là đức tính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người nên nhân chính là đạo làm người sở kỷ bất dục vật thi ư nhân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt. Theo ông nhân có thể yên lặng, vững trãi như núi, bao nhiêu đức tính khác đều bởi nó mà sinh racon người có phẩm chất chất phác, tình cảm chân thực là điều kiện cần thiết để trau dồi đức nhân. Còn những kẻ thích trau chuốt, hình thức, ăn nói khéo léo là ít đức nhân  (xảo ngôn, lệnh sắc tiển hỉ nhân). 
Người muốn đạt đức nhân phải là người có trí và dũng. Có thể có người trí mà không có nhân nhưng không thể là người nhân mà thiếu trí. Nhờ có trí con người mới có sự sáng suốt, minh mẫn để hiểu biết được đạo lý, xét đoán được sự việc, phân biệt được phải trái, thiện ác, để trau dồi đạo đức và hành động hợp với thiên lý. Nếu không có trí sáng suốt thì chẳng những không giúp được người mà còn làm hại đến thân mình nữa. Trí không phải ngẫu nhiên mà có nó chỉ được hình thành khi người ta trải qua quá trình học tập, tu dưỡng. Nếu không học thì dù có thiện tâm nhân đức, trung tín đến đâu cũng bị cái ngu muội, phóng đãng, phản loạn…che mờ.
Trung thứtrung là hết lòng hết dạ, thành tâm, thật ý, thứ là suy lòng ta ra lòng người, thương mình như thương người, việc gì mình không muốn chớ đem cho người.
Theo ông mục đích cao nhất của học không chỉ để biết đạo mà phải ra giúp xã hội, giúp đời, giúp người (tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Học phải cố gắng không mệt mỏi kẻ nào không cố công tìm hiểu ta chẳng dạy cho, kẻ nào không bộc lộ được tư tưởng của mình ta chẳng khai sáng cho, kẻ nào ta bày một mà không biết hai ta chẳng dạy nữa. Ong luôn khuyên mọi người học phải nghe nhiều rồi chọn điều hay mà theo, thấy nhiều để xét cho rõ cái hay, cái dở mà nhớ lấy đó là điều quan trọng để trở thành trí giả. Ong cho rằng bản chất ban sơ bản tính con người ta đều giống nhau, đều có tính bản thiện (nhân chi sơ tính bản thiện) nhưng vì nhiễm thói quen và do hoàn cảnh nên họ thành ra khác nhau trừ có bậc thượng trí và hạ ngu là không thay đổi nết của mình.
Theo ông người muốn đạt nhân chỉ có trí thôi chưa đủ mà cần phải có dũng khínữa kẻ nhân tất hữu dũng nhưng người dũng chưa chắc có nhân. Dũng không phải là kẻ ỷ vào sức mạnh, vì lợi mà suy nghĩ và hành động bất chấp đạo lý, người có nhân có dũng phải là người có thể tỏ rõ ý kiến của mình một cách cao minh có thể hành động một cách thanh cao, tự chủ được mình, quả cảm xả thân vì nhân nghĩa, lập nhân và đạt nhânKhi cơn thiếu thốn cực khó không nao núng làm mất nhân cách của mình, khi đầy đủ sung túc không ngả nghiêng xa rời đạo lý. Người nhân có dũng sẽ sẵn sàngvì nhân mà sát nhân, chứ không phải giữ mạng sống của mình mà hại nhân .
Nếu thịnh đức của trời đất là sinh thành, chí thiện thì cái gốc của con người lànhân, nhờ đó mà dân tốt, nước yên, thiên hạ bình trị. Nhưng do xã hội thời đó đạo đức suy vi nên ông đưa ra học thuyết nhân trị và chính danh định phận đó là hoài bão, ý nguyện kinh bang tế  thế, gần như suốt đời của ông, dẫu cho người đời chê cười là biết việc chẳng làm được mà vẫn làm cho đến cuối đời khi gắng sức mà không thành công ông phải ngửa mặt nên trời mà than đó là do mệnh Trời để tự an ủi mình.
Theo ông nguyên nhân khiến cho xã hội loạn lạc là do danh thực rối loạn, xã hội đã xa rời đạo lý nhân nghĩa muốn ổn định trật tự  xã hội phải giáo hóa đạo đức và thực hiện chủ nghĩa chính danh định phận. Ong cho rằng mỗi người mỗi vật sinh ra đều có một địa vị công dụng nhất định ứng với nó là một danh nhất định nếu danh không hợp với thực là loạn danhChính danh là làm mọi việc cho ngay thẳng, người nào có địa vị bổn phận chính đáng của người ấy, trên dưới, vua tôi, cha con trật tự phân minh vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua, vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con. Đó là một nước thịnh trị, lễ nghĩa, nhân đức, danh phận vẹn toàn. 
Ông đã chia xã hội thành những mối quan hệ gọi là một luân như : vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Đối với quan hệ vua tôi ông chủ trương thượng hiền không phân biệt đẳng cấp xuất thân của người ấy, trong việc chính trị phải biết trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự, vua phải tự mình làm thiện, phải làm trước thiên hạ để nêu gương và phải chịu khó lo liệu giúp đỡ dân. Đối với đạo cha con, con đối với cha phải lấy chữ hiếu làm đầu, cha đối với con phải lấy lòng từ ái làm trọng. Dù rất nhiều mặt nhưng cốt lõi phải ở tâm thành kínhđời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là có hiếu, nhưng loài thú vật người ta cũng nuôi được vậy nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu.
Trong việc trị nước, cũng như tu thân, học đạo sửa mình ông rất chú trọngnhânlễ. Dùng lễ để khôi phục lại trật tự , phép tắc, luân lý xã hội khiến cho mọi người trở về với đạo. Ong còn cho rằng nhạcthithư cũng là phương tiện để giáo hóa con người góp phần ổn định và phát triển xã hội hướng tâm người ta tới cái chânthiệnmỹ.
Như vậy trong triết học của khổng tử các phạm trù nhânlễtrídũng… chính danhđịnh phận có nội dung hết sức phong phú, thống nhất với nhau, luôn thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đây là kết tinh rực rỡ trong triết lý nhân sinh của ông.
st