Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

NGUYÊN LÝ SINH TỬ XUẤT PHÁT TỪ KINH DỊCH


I/- Thuần Cấn quái hình thành nên chân lý giải thoát và những nguyên tắc cơ bản các phương pháp tu giải thoát của các chủ thuyết tín ngưỡng nhân bản.

Kinh dịch là bộ môn triết học cổ của các dân tộc có nền văn hóa Phương Đông, được các nhà bác học thiên tài cổ xưa đúc kết bằng trí tuệ siêu phàm để lại. Trong đó đã ghi lại tất cả mọi nguyên lý vận hành của vũ trụ có quan hệ mật thiết đến đời sống vạn vật, được tóm thâu vào 64 quái, bao gồm tất cả các lĩnh vực đời sống của con người, và trong mỗi lĩnh vực đều có chia ra hai chiều thụân, nghịch của quy luật vũ trụ. Chiều thuận là chỉ sự sanh hóa và phò trợ cho sự sống, chiều nghịch là chỉ sự tang thương, huỷ diệt đi sự sống. Nhằm giúp cho con người hành xử thuận theo quy luật của tự nhiên, tránh những điều sai trái, theo chiều nghịch để đời sống của mỗi con người được nhiều thuận lợi hơn. 

Tuy nhiên, đó cũng là những lý giải chung để mọi người đều có thể hiểu và ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống ở thế tục. Lĩnh vực này, Nho giáo là một tôn giáo đã ứng dụng và đã lập được đại công trình tiêu biểu nhất ban tặng cho xã hội loài người, đặc biệt là các dân tộc Á đông. 

Bên cạnh đó, các ngài còn chỉ ra con đường khác rất đặc biệt của tạo hóa (vũ trụ) cũng nhằm giúp cho con người có thể nương theo đó mà tiếp tục thăng tiến, về đúng vị trí của mỗi con người, thoát khỏi vòng tuần hoàn sanh diệt đầy biến động của quy luật âm dương, để thọ hưởng một cuộc sống an nhàn, tự tại vui cùng cảnh vật với thiên nhiên.

Con đường này, về lý thuyết cũng được bắt nguồn từ 64 quái quái trong Kinh dịch nên người thông hiểu Dịch ai cũng nhìn thấy rõ. Nhưng về ứng dụng thực hành thì đòi hỏi con người : 

Một mặt phải thông suốt toàn bộ hệ thống Kinh dịch từ Hà đồ lạc thư, tiên thiên hậu thiên, âm dương ngũ hành, thiên can địa chi... nói chung. Vì đó là tất cả nguyên lý vận hành của vũ trụ được ghi lại đầy đủ trong toàn bộ hệ thống này của kinh dịch 

Mặt khác, người tu còn phải có bậc chân tu truyền dạy vì phương pháp này không thể hướng dẫn, truyền dạy bằng văn tự trong kinh điển được. Do đó nó còn đòi hỏi vị chân tu này phải là người thật sự đắt đạo, giải thoát được khỏi vòng sinh tử thì mới có thể giúp người học cùng về được nơi chốn của mình. Còn không phải như vậy thì chỉ hoài công và không thể thoát ra được vòng tuần hoàn của qui luật vũ trụ.

Tiếp đến là môi trường tu tập. Nếu con người muốn thoát khỏi vòng sinh diệt của quy luật âm dương thì trước hết con người phải biết đặc điểm, môi trường xuất phát của qui luật âm dương thì mới có thể nương theo đó mà tìm về nguồn cội . 

Môi trường này dựa theo lý giải của Dịch : chính là tâm điểm của Thái Cực, nơi tàng chứa bầu khí tiên thiên của bản thể Vũ trụ và đặc điểm bản chất của môi trường này là thường thanh, thườnh tịnh... Do đó, đầu tiên con người phải có môi trường thanh tịnh để tu tập an định thân tâm, cho phù hợp với nơi mình đến, và tránh xa cuộc sống thế tục đầy cám dỗ, khắc nghiệt do sự tác động không ngừng của qui luật âm dương. 

Cho nên, trong các thời đại xa xưa những vị chân tu cũng thường chọn những nơi này xây tạo nên đền, chùa, tự, am, cốc, quán để hành đạo và tuỳ theo trình độ nhận thức, sự tiến hoá của xã hội trong từng giai đoạn của mỗi thời kỳ ; từng vùng lãnh thổ mà xây dựng nên nhiều chủ thuyết tôn giáo, có danh gọi riêng để truyền đạo, hướng dẫn, dìu dắt mọi người, nhưng, cũng không tách khỏi cội nguồn của tam giáo, xa rời căn nguyên của vũ trụ, cội nguồn xuất phát của quy luật của âm dương. 

Do đó, nếu con người muốn giải thoát được vòng cương toả của âm dương thì trước hết phải thông hiểu về nguyên lý vận hành biến hoá của quy luật âm dương. Cũng như muốn giải thoát khỏi vòng sinh tử thì trước hết phải thông hiểu về nguyên lý cội nguồn của việc sanh tử, cũng như phương pháp giải thoát mình ra khỏi vòng sanh tử. Tuyệt nhiên người tu không thể hiểu sự giải thoát một cách tùy tiện, hoặc theo tư duy thiêng về ý tưởng siêu hình, duy ý chí của thế tục mà có thể vững vàng đi đến con đường giải thoát được.

Và tất cả chân lý này đều được ghi lại rất rõ ràng trong toàn bộ hệ thống của Kinh dịch, ngoài ra không tìm thấy trong bất cứ bộ kinh điển nào khác. Đặc biệt là sự phân tích chân lý giải thoát và thực hành tu giải thoát trong Thuần Cấn quái của Kinh dịch. 

Trong nguồn dòng của tam giáo, đạo lý này luôn có ở chừng mực nào đó và đâu đâu cũng gặp, trong kinh điển cũng như trong ứng dụng tu hành. Đặc biệt Lão giáo là một tôn giáo đã trực tiếp lấy hình tượng này để chỉ những môn đồ theo đó mà tu hành và khi được đắc đạo đều có danh gọi là Tiên. Vì theo Hán tự, chữ tiên có cấu tạo chữ nhân bên cạnh chữ sơn, có nghĩa là : “nhơn = sơn vốn thiệt chữ tiên“. Người mà thân tâm an định được vững vàng như núi thì sẽ đắc đạo thành Tiên, đồng hành cùng tạo hóa, thọ hưởng cuộc sống thần tiên trường sanh bất tử, thoát khỏi vòng sanh tử của qui luật âm dương.

Bên đạo Phật, nếu người tu thiền đến được cảnh giới như như tịch tịnh, đồng hành cùng bản thể vũ trụ thì cũng sẽ có được pháp thân, chứng quả thành phật. Về pháp thân trong kinh Kim cang có định nghĩa rõ : pháp thân sau khi đã thành Phật là có nguồn gốc xuất xứ từ cha sanh mẹ đẻ mà ra và Pháp thân này cứng chắc như non, như núi hay còn gọi Pháp thân là thân kim cang muôn đời không bị hoại vậy. 

Vì thế, pháp thân ở đây tuyệt đối không phải là do bậc siêu nhân nào ban tạo, lại càng không phải là một khái niệm trừu tượng, mơ màng nào vì đó là một đại công trình tu tập vĩ đại nhất, và khi thành công cũng vĩ đại, phi thường nhất cho một kiếp người vậy.

Ngoài ra, trong kinh pháp sơ Tổ Đạt ma của nhà Phật truyền dạy cho môn đồ cũng vậy. Đặc biệt là hình ảnh ngài ngồi tu xoay lưng ra ngoài, mặt nhìn vào lưng núi trong 9 năm thì đắc đạo thành Phật là một điển hình tiêu biểu nhất dựa theo chân lý này của Thuần cấn quái. Đồng thời kinh pháp của ngài dùng để khai sáng đạo phật ở Trung hoa xưa cũng đều dựa vào nguyên lý Dịch, làm cho một số người theo đạo Phật lúc bấy giờ chưa am tường Dịch học, cũng như số người ở thời đại ngày nay đều phải hụt hẫng, mơ màng vì không hiểu Tổ muối nói gì, dạy gì, mà trong kinh Phật chưa hề nói đến? 

Thật ra trong thời kỳ sáng lập đạo Phật, chủ thuyết của đức Thích ca có thiêng về 2 ngã: 
1/ Là cùng một pháp tu giải thoát, nhưng cách dùng ngôn từ thì mang tính triết lý quá cao siêu nên chỉ dành cho những người thiện tri thức, đại giác ngộ về đường sanh tử tu để giải thoát mà người ngoài không thể nào hiểu được. Hoặc có hiểu thì chỉ biết đại loại như đó là kinh pháp tối thượng thừa, hay là hành theo pháp của Chơn kinh vô tư hoặc vị này tu đã qua nhiều đời, nhiều kiếp nên kiếp này mới đắc đạo.v.v... 

2/ Là thấp và quá thấp nhằm để khuyến tu, dành cho đông đảo mọi người trong đời sống thế tục để họ làm lành, lánh dữ tu nhơn tích đức về sau...Do đó những người này hoàn toàn không biết gì về chân lý giải thoát thật sự mà chỉ có thể hiểu ngôn từ này như một ý tưởng siêu linh và rất bằng lòng như vậy.

Cho nên đến giai đoạn của Đức Đạt Ma ngài mới đưa chủ thuyết đạo Phật trở về lại chủ nghĩa hiện thực, khoa học, vì ứng dụng Kinh dịch là phạm trù thuộc về qui luật của tự nhiên, không phải là một chủ thuyết tín ngưỡng tôn giáo thường phải áp đặt yếu tố thần thánh siêu hình, để mọi người của thế gian kinh sợ mà không dám làm điều xằng bậy, trái với qui luật của tự nhiên...

Vào đầu thế kỷ 20, Cao đài giáo tuy mới xuất hiện nhưng cũng được vị giáo chủ ứng dụng hầu hết hệ thống của Kinh dịch trong phạm vi nào đó để xây dựng nên chủ thuyết, hình thành tôn chỉ, mục đích cho giáo hội mình và đã mạnh mẽ tuyên bố công khai với thế giới rằng : Kinh Dịch là bí pháp cổ truyền của Cao đài giáo. Nhưng thực chất bên trong Cao đài giáo đã ứng dụng Kinh dịch như thế nào thì cũng chưa ai biết được, không như các tôn giáo chân chính có lịch sử lâu đời đã tồn tại.

Nói chung, các chủ thuyết tín ngưỡng có tính nhân bản từ xưa đến nay tuy xuất hiện cũng nhiều, nhưng tất cả đều có chung một nguồn gốc. Đó là nguồn gốc của qui luật tự nhiên, nguyên lý của tự nhiên, hay đạo lý của tự nhiên Cho nên chân lý giải thoát và phương tiện tu hành để được giải thoát mà các chủ thuyết này thường dùng đều có tên gọi khác nhau như thiền, định, tịnh, tỉnh... cùng các phương pháp tương tự, nhưng đều có cùng mục đích là để cho người tu an định được thân tâm, tiến tới giải thoát khỏi vòng sanh tử. Và tất cả đều có chung điểm xuất phát này từ Thuần Cấn quái trong Kinh dịch.

Tuy nhiên, để phân tích nguyên lý cấu tạo, nguyên lý vận động hình thành nên chân lý này, tương tự như phần trình bài trên, bài viết chỉ bám theo chủ đề chính hơn là dựa theo tính bao trùm của 1 thuần cấn quái trong Kinh dịch. Vì tính bao trùm của một quái trong Kinh dịch khi được ứng dụng nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực của đời sống. Nhưng ở phạm trù nào thì chỉ dùng nguyên lý của nó để phân tích riêng cho phạm trù ấy, không thể cùng một lúc tổng luận nhiều phạm trù mà có thể hy vọng làm sáng tỏ thêm cho chủ đề chính được.

1- Đặc điểm thứ tự của Thuần cấn quái trong qui luật tự nhiên.

Tự quái truyện viết : Chấn là động, các vật không thể động mãi mà nó phải ngăn lại cho nên Cấn quái mới tiếp liền theo Chấn quái.

Hình tượng Cấn quái trong tự nhiên và ý nghĩa của nó :

Cấn quái.............. Thuần cấn quái
________.............._________
____ ____.............____ _____
____ ____.............____ _____
............................._________
...........................  ____ _____
........ ................... ____ _____

Cấn quái được cấu tạo do có 3 hào : 1 hào dương trên cùng và 2 hào âm phía dưới như hình quả núi nên được gọi là: Cấn quái. (Cấn di sơn)
Thuần cấn thì được cấu tạo 2 Cấn quái chồng lên nhau và có hình tượng là núi non trùng điệp.
Về đặc điểm, tính chất: Trong tự nhiên núi có hình dáng rất hùng dũng, uy nghi, da thịt nó rất đặc và cứng chắc, luôn đứng yên lặng ở tư thế cố định hiên ngang, tồn tại vững bền cùng trời đất ngay tại vị trí của mình. Sự yên định này cho dù trời long, đất chuyễn nó cũng không hề lay động. 

Về nguồn gốc: Núi được sanh ra từ lòng đất, kết tụ lại thành một khối và phát triển ngày một to lớn lên. Sự phát triển này nó đã chiếm 1 diện tích lớn của đất và khoảng không gian rộng lớn của trời. Nhưng trời đất không những luôn sẵn sàng nhường quyền sở hữu của mình cho nó mà còn luôn vun bồi cho nó ngày một phát triển cao lớn thêm, vì sự phát triển này phù hợp với quy luật phát triển chung của tự nhiên, vũ trụ vậy.

Về công dụng: Núi đối với môi trường sinh thái của tự nhiên. Núi non trùng điệp có vai trò rất quan trọng vì nó có tác dụng làm cho mọi sự biến động của qui luật tự nhiên đều bị ngăn dừng và kiềm hãm lại không để sự biến động này đi đến chỗ cùng cực.

Vì trong đời sống tự nhiên, quy luật vận động biến dời của vũ trụ không lúc nào ngừng nhằm để sinh hoá dưỡng nuôi và duy trì đời sống cho vạn vật. Nhưng sự vận động này nếu không nhờ núi cao trùng điệp kiềm hãm lại thì nó sẽ cuốn trôi đi tất cả mọi thứ trên bề mặt trái đất này và vạn vật sẽ không thể nào tồn tại được. Cũng nhờ vào núi non trùng điệp .mà mọi sự biến động này không trở thành thái quá, hay bất cập mà động tịnh đều được nhân nhau, làm cân bằng sinh thái mà trời đất cùng vạn vật được trường tồn và không ngừng được phát triển.

Tương tự như hoàn cảnh của tự nhiên, trong đời sống con người cũng vậy. Sau quá trình tiến hoá tuy có nỗi mừng vui là đã được làm người, nhưng nếu con người bằng lòng với cuộc sống hiện tại mà không chịu tiếp tục thăng tiến về đúng ngôi vị của mình thì cũng sẽ bị quy luật tuần hoàn này cuốn trôi đi theo chu kỳ sanh diệt. 

Do vậy mà từ lúc sanh ra, con người luôn chịu sự tác động này của qui luật vũ trụ, làm cho cuộc sống không lúc nào yên và luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe doạ đến sự sống, nhưng cuối cùng cũng không tài nào tránh được, rồi cũng bị nó huỷ diệt đi. Và một khi thân xác con người đã huỷ diệt đi thì phải chờ đến ngàn đời muôn kiếp, cũng khó mà gặp lại được.

Cho nên đối với con người không có sự việc gì hệ trọng, lớn lao hơn bằng sự sống mà cốt lõi là giãi quyết được vấn đề sanh tử cho bản thân mình. Chính vì vậy mà con người cần phải sử dụng đặc quyền suy nghĩ và hành động độc lập vốn có của mình, để dụng tâm quan sát thấy được kết cục này mà mà kịp thời lựa chọn cho mình một hướng đi mới. Trước hết là ngăn dừng lại mọi điều tham muốn của thế gian để tiếp tục tiến xa hơn, thoát khỏi vòng sanh tử thì mới thật sự có được cuộc sống an nhàn, tự tại vui cùng cảnh vật với thiên nhiên mà chỉ có con người mới tiến lên được.

Do đó, từ đặc điểm thứ tự này trong tự nhiên : Núi non trùng điệp có thể làm cân bằng được mọi biến động không ngừng của qui luật vũ trụ, đảm bảo sự an toàn cho môi trường sinh thái của tự nhiên, giúp cho đời sống của vũ trụ được trường tồn theo năm tháng, thì con người cũng có thể dựa theo nguyên lý này mà ngăn dừng lại kịp thời mọi điều ham muốn của thế tục, để trở về lại đúng nơi chốn của mình thì cũng sẽ đãm bảo cho sự sống của mình không bị cuốn đi theo dòng sanh diệt của qui luật vũ trụ vậy.

2/ Nguyên lý cấu tạo hình thành nên Cấn quái.
Sỡ dĩ hình thành nên Cấn quái đó là vì âm dương nhị khí của 2 quái Càn Khôn 3 lần phát động để tìm nhau thì nó mới được cấu tạo, hình thành. 
Vì theo nguyên lý vận động của khí dương cương, tính nó thường động để thăng tiến lên trên, nhưng ở Cấn quái nó tiến lên đến đỉnh trên cùng thì biết dừng lại để cấu tạo, hình thành phần trên của đỉnh núi và an định vững chắc tại nơi này để nó được phát triển cao hơn.

Còn tính khí của 2 hào âm thì bản chất nó vốn thường hay tĩnh lặng và yên định lại bên dưới theo vị trí của mình để tạo thành phần dưới còn lại của Núi. Nhờ đặc điểm cấu tạo này mà bên trên dương khí biết ngưng dừng, bên dưới khí âm biết tĩnh lặng. Hay còn gọi : Núi nhờ có trên, dưới, trong, ngoài đều biết yên tịnh và yên tịnh rất vững vàng, nên dương khí trên đỉnh cùng mỗi ngày được mỗi tiến lên cao, âm khí bên dưới cũng ngày một phát triển rộng lớn không ngừng nên mới tạo ra đặc điểm, tính chất chất đặc thù này của Núi.

Đối với cấu tạo cơ thể con người cũng vậy, sau khi tinh cha huyết mẹ giao hòa thì âm dương nhị khí cũng bắt đầu hoạt động theo nguyên lý này, mà dương khí thượng thăng đến phần trên cùng thì an trụ lại để cấu tạo phần đầu của cơ thể. Còn 2 hào âm thì cũng biết an định lại phía dưới để cấu tạo nên cơ thể còn lại của con người. Vì vậy khi con người tham thiền hay nhập định, cũng đều phải ngồi lại ở tư này đúng in theo hình tượng Núi, thì mới an tịnh vững vàng được. 

Còn trong đời sống, sau quá trình tiến hóa từ đất, nước lên đến loài thực vật sống ngược đầu xuống đất, cho đến khi tiến lên đến loài động vật sống ngan đầu và vẫn còn phải tiếp tục thăng tiến nữa thì mới lên được kiếp của một con người. Đến giai đoạn này, đầu của con người mới được hướng thẳng lên trên, chấm dứt cảnh tượng sống ngan đầu hay phải sống lộn đầu xuống đất. Vì thế mới gọi con người là tinh hoa của trời đất và vạn vật, nên con người có đặc quyền suy nghĩ riêng, có được hành động độc lập để cùng với trời đất cai quản đời sống vạn vật, tô điểm cho vẽ đẹp của thiên nhiên.

Cho nên, cấu tạo phần đầu của cơ thể con người là để làm nơi tàng chứa dương khí, là chỗ hội tụ của trí tuệ thần minh để chỉ huy, thống lĩnh toàn bộ hành vi vận động của tâm thể và làm chủ vận mệnh đời sống của một con người .
Điều này cho thấy, dù đã thăng tiến lên thành một con người nhưng hình tượng này của dương khí vẫn còn đang ở xu thế thăng tiến lên nữa, chứ không phải đến vị trí con người là cùng tột.

Từ đặc điểm cấu tạo này, nếu âm dương nhị khí của Núi biết ngưng dừng lại để được tịnh tiến không ngừng và mỗi ngày nó đều được cao lớn thêm ra. Thì cấu tạo của âm dương khí trong cơ thể con người cũng vậy, nó cũng biết ngăn dừng được mọi biến động không ngừng của qui luật vũ trụ, luôn tác động liên tục vào cuộc sống để con người cũng được tiếp tục thăng tiến lên trên, về đúng vị trí của mình để cuộc sống thêm được vững chắc, lâu bền hơn vậy.

3/ Nguyên lý vận động của 6 hào trong Thuần Cấn quái.

Lời Kinh viết : Thượng hạ định ứng, bất tương dữ dã

Có nghĩa là trên dưới, trong ngoài đều thù địch, sát phạt nhau nên không hoà hợp nhau vậy.
Thường thấy, quy luật vận động của âm dương đều lấy sự hưởng ứng, hoà hợp nhau thì mới tạo được thành công dụng lớn, còn nếu trong chỗ hợp mà có bất đồng xô đẩy nhau thì chuyện cũng thường tình. Những tình huống này hầu hết các quái hào trong Kinh dịch cũng thường gặp, cũng như khi nó được biến hóa thành hiện tượng cuộc sống của thế gian. Nhưng đặc biệt, chỉ có Thuần Cấn quái là toàn bộ 6 hào trên dưới, trong ngoài đều kình chống, sát phạt nhau một cách quyết liệt và không có ý nào để tha thứ, hay nhân nhượng lẫn nhau. 

Tuy rằng, Thuần cấn quái cũng là do âm dương nhị khí phối hợp nhau thì nó mới được tạo thành. Sau khi định vị, theo lẽ âm dương ở các hào đều phải tương trợ hoà hợp nhau để cùng giúp nhau tồn tại mà phát triển. Nhưng trái lại, bên trong nó cứ dụng tâm lấy sự xung đột, tàn phá nhau để làm mục tiêu cho mọi hành động, vì vậy mà hào sơ có mục tiêu là hào tứ, hào nhì cùng với hào ngũ, hào tam với hào lục và ngược lại từ trên xuống cũng đều như vậy.

Cho nên tình cảnh của 6 hào tiến lên cũng không được, đi xuống cũng không xong và đã vô phương cùng đường để tiến thoái. Do quá mệt mỏi vì phải luôn cật lực đấu tranh giành lấy sự sanh tồn, nhưng cuối cùng vẫn không có hy vọng và sớm muộn gì cũng sẽ bị diệt vong. Vì vậy mà cả 6 hào đều quyết định dừng lại, thôi không còn đấu tranh với nhau nữa và tất cả đều an định ngay tại vị trí của mình. Từ đó, cũng vì lòng thù hận nhau nên tất cả đều không còn qua lại để nhìn thấy nhau, và lâu ngày thì cũng đã quên nhau. Cho nên các hào đều an định thật sự được yên ổn, vững vàng vì không còn bận tâm đến điều gi khác. 

Cùng một lý, con người là do chính trời đất sinh ra, được quy luật của âm dương ngũ hành cấu tạo, nuôi dưỡng cho được lớn lên rồi lại huỷ diệt đi theo chu kỳ sinh, vượng, suy, bệnh tử. Do vậy mà cuộc sống luôn phải đối mặt với nhiều hiểm họa giữa sự sống và cái chết nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi bị hủy diệt cho dù thăng tiến làm được kiếp người thật không hề đơn giản.

Ngoài ra, con người còn phải luôn đối mặt với môi trường sinh sống bên ngoài xã hội, đối mặt với hoàn cảnh của thiên nhiên.. làm cho cuộc sống luôn phải chịu nhiều cảnh khổ đau, cơ cực cho dù ở bất cứ địa vị, hay hoàn cảnh nào con người cũng không được vừa lòng, toại chí cho dù đó là những điều ước muốn rất giản dị, đơn sơ nhưng cũng rất khó mà được toại nguyện và cuộc sống cứ tiếp nối muộn phiền vì được mất, bại thành luôn được liên tục nối tiếp nhau..

Vì dựa theo nguyên tắc định vị 6 hào của 1 quái trong Kinh dịch : hào sơ là hình ảnh con người lúc mới sinh ra, cũng là hạng thứ dân cùng liên kết, hưởng ứng với hào tứ là người có tước vị đại thần, người rất cao sang quyền quý. Hào nhì là con người đã được lớn khôn, cũng là kẻ sĩ... ứng nhau với hào ngũ là đấng bề trên, là vua chúa, người có uy quyền, tôn quý nhất của thế gian.. Và hào tam là người có quan chức, được đứng trên hàng dân dã.. ứng nhau với hào lục là các vị lão thành, bậc cựu thần, hưu trí...

Nhưng tất cả đều không thể hoà hợp để nương tựa nhau mà trái lại trên dưới đều xem nhau là thù địch và luôn đề ra mục tiêu để lật đổ, sát phạt nhau cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt. Chính vì vậy mà đời sống con người nếu ngày nào còn bị câu thúc trong vòng cương toả của quy luật âm dương, thì ngày đó con người còn bị nó cuốn trôi theo tiến trình sinh diệt.

Cho nên đã là con người thì khôn cũng chết, dại cũng chết, giàu, nghèo gì cũng chết.. nhưng chỉ có biết là sống. Biết được các quy luật tuần hoàn này của vũ trụ, để con người thuận theo quy luật này mà tu dưỡng, an định lại thân tâm thì mới thoát khỏi mối đe dọa này của quy luật vũ trụ. 

Đây cũng là nguyên lý chủ đạo, hình thành nên chân lý giải thoát có từ thời cổ đại, được nhiều bậc thánh nhân tuy đắc đạo, được ngồi yên trên vị trí Tam Tài nhưng vẫn còn thương xót chúng sanh, vì vẫn còn quá nhiều người chưa tỉnh ngộ, không hiểu thông suốt điều này và vẫn cứ tiếp tục sống trôi theo định số. Cho nên một số vị đã tự đứng ra lập giáo để dạy bảo giúp cho con người hiểu thấu được chân lý này, hay ít ra cũng giúp cho họ làm được nhiều việc lành, tránh những việc dữ thuận theo quy luật của tự nhiên để cuộc sống tương đối được an lành, giảm bớt những điều phiền muộn, tang thương cho cuộc sống thế tục.

Đồng thời ai ý thức, giác ngộ điều này mà quyết chí tu hành thì họ sẵn sàng truyền dạy cho phương pháp an định lại thân tâm, trước hết là dựa vào nguyên lý của tự nhiên và hình tượng của thiên nhiên trong đạo lý này mà tu tập, để từng bước giải thoát mình ra khỏi vòng cương tỏa do chính qui luật này của thế giới tự nhiên.

Về phương tiện giải thoát, tuy đây là con đường duy nhất và phương pháp cũng bất nhị pháp môn, nhưng các ngài cũng chia ra làm nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình tu tập. Từ đó các ngài đã xây dựng nên nhiều phương pháp, cho nhiều trình độ khác nhau, nhưng cũng không ngoài mục đích giúp cho người tu tập tìm về cội nguồn hội nhập vào tâm điểm thái cực. Vì đó là căn nguyên của vũ trụ, và cũng là cội nguồn xuất phát của qui luật âm dương để con người thật sự được giải thoát ra khỏi vòng sanh diệt. Cho nên đây là mục tiêu tối thượng mà người tu phải biết và đạt đến.

Nhưng vì các ngài phải xây dựng ra nhiều chủ thuyết khác nhau để thu hút, hấp dẩn tránh sự nhàm chán cho người của thế tục. nên danh gọi nơi này cũng phải khác nhau. .
Tỷ như Dịch học gọi Thái cực, Nho giáo gọi là Thiên tâm, Thiên lý... Đạo giáo gọi : Kim đơn, Cốc Thần…, Phật gọi là Viên giác, Bất nhị pháp môn, là Hư vô, là Chân không…Tâm kinh gọi là Tánh bổn thiện, Kinh kim cang gọi là Pháp thân, Thiền Tông gọi là Chánh pháp nhản tàng, Liên Tông gọi là Bản tính di đà v.v… 
“ Thiền tông tắc viết Chánh pháp nhản tàng, Liên tông tắc viết Bản tính di đà, “Khổng Tử tắc viết: Thiên lý, Lão Tử tắc viết Cốc thần…” Và “ Thái cực dã, ngô dân chi thiên tâm dã. Tại Thích (Phật) thị viết Viên giác, Bất nhị pháp môn… Đạo viết Kim đơn, Cốc thần, Huyền tẫn chi môn, Đạo nghĩa chi môn…Danh tuy hữu dị, kỳ thực đồng nhất Căn nguyên bản thể dã”. 

Ngoài ra, Thái cực còn được các bật chân tu đắc đạo của tam giáo suy nghiệm ra nhiều tên gọi khác như : 
Thiên địa chi tâm. Vì Thái cực là nơi âm dương tương hợp, hắc bạch tương phò.. 
Gọi là Thập tự lộ, Thập tự nhai. Vì Thái cực là nhất, từ nhất sinh ra vạn và nó được đứng giữa âm dương… 
Gọi là Sanh sát xá hay còn gọi là Sanh môn tử lộ. Vì Thái cực có 2 nẻo đường: 
1/- Đường đi ra vạn hữu để cấu tạo nên thế giới vạn vật hữu hình, hữu tướng. Đường ra này vạn vật phải chịu sự gian truân, mỏi mòn và chết chóc vì nó biến thiên.

2/- Đường đi về tâm điểm Thái cực, trở về bằng thể khí vô hình, vô tướng nhưng rất là sảng khoái và được trường sinh, không phải đi sanh mà cũng không bị huỷ diệt. 
Gọi là Thiên Nhân giới. Vì Thái cực là ranh giới giữa trời và người nên người nào hội nhập được vào tâm điểm Thái cực là đã vào được lòng trời, hay còn gọi là hội nhập được vào lòng bản thể của vũ trụ. Còn người ở bên ngoài tâm điểm Thái cực đều gọi là phàm phu... Và còn nhiều tên gọi khác như : Thái cực chi đế, Tiên thiên chi bính, Hư vô chi hệ, Tạo hóa chi nguyên, Hổn độn chi căn, Thái hư chi cốc, Qui căn khiếu, Phục mệnh quan, Mậu kỷ môn, Chu sa đỉnh, Huỳnh bà xá, Long hổ huyệt v.v… Nhiều vô kể tùy theo hệ phái...

Do đó các tôn giáo chân chính có lịch sử lâu đời đều được xây dựng trên nền tảng này của Dịch học, từ Kinh điển cho đến phương pháp tu hành. Tuy mỗi nhà đều tự đặt những tên riêng nhưng nói đến căn nguyên của vũ trụ mà Dịch gọi là Thái cực thì mọi người tu đạo chân chính ai cũng phải biết. Vì đó là mục tiêu mà người tu hành phải ra sức đạt đến thì mới gọi là đắc đạo. 
Cho nên, trong tự nhiên chỉ có sự an tịnh của núi cao trùng điêp mới thật sự vững vàng ngăn dừng mọi biến động không ngừng của qui luật vũ trụ, đảm bảo cho đời sống vạn vật được trường tồn thì con người cũng đựa theo nguyên lý này mà an định lại thân tâm, thì cũng sẽ ngăn dừng được chu kỳ sanh diệt của vũ trụ, thoát ra khỏi vòng sinh tử của qui luật âm dương, và đời sống cũng sẽ được vững bền hơn như non, như núi vậy. 

Tóm lại, con người muốn thoát ra khỏi vòng kềm tõa của âm dương thì phải biết cội nguồn xuất phát của của qui luật âm dương để tìm về nơi chốn ấy. Hay còn gọi nơi chốn của con người trứơc khi xuất hiện ở đâu thì phải tu dưỡng để trở về đúng nơi chốn đó thì con người mới thật sự được giải thoát. Lão giáo gọi đó là đắc đạo thành tiên, phật gọi là : đắt đạo thành phật, Nho Y gọi là thoát phàm nhập thánh...Tất cả đều chỉ sự giải thoát ra khỏi vòng sanh diệt của qui luật âm dương, vũ trụ vậy.


II. Nguyên tắc an tịnh ngăn dừng mọi biến động của Thuần Cấn quái.

1/ Lời kinh viết: Cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình bất kiến kỳ nhân, vô cửu .
Có nghĩa là: Núi dùng lưng của mình để an tịnh lại nên nó không còn thấy được mình và đi vào chỗ đông người cũng không thấy một ai, vì thế mà nó không lỗi với đạo vậy.

Trong tự nhiên, sở dĩ Núi làm nên công dụng kiềm hãm, ngăn dừng được mọi sự biến động không ngừng của vũ trụ là nhờ nguyên lý cấu tạo bên ngoài của núi chỉ có đỉnh và lưng, không có tứ chi thân hình phía trước mặt. Nên nó không nghe, không thấy, không biết gì trước sự biến động không ngừng của quy luật tự nhiên. Hơn nữa, bên trong nó còn có nhị khí âm dương cũng không còn ý định, hay đã quên đi ý định tiến thóai ra bên ngoài nên nó cũng không còn nghe, thấy gì mà luôn vững tâm an tịnh lại nơi chốn của mình.

Nhờ cấu tạo trong ngoài như vậy, cho nên sự an tịnh của Núi ngày càng được củng cố, sự phát triển của nó ngày một cao to. Càng cao to vị thế của nó càng uy nghi hùng dũng, không những nó đủ sức ngăn dừng mọi biến động của hoàn cảnh thiên nhiên mà nó còn luôn giữ được trạng thái cân bằng, động tịnh nhân nhau không thái quá hay bất cập làm cân bằng được môi trường sinh thái của vũ trụ.

Vì vậy, trong đời sống hình tượng núi non trùng điệp của Thuần Cấn quái là một nguyên tắc cơ bản để giúp cho mỗi con người dùng để ngưng, dừng lại mọi hành vi quá thừa, hay quá thiếu dẫn đến sự cùng cực cho sự việc mà kết quả sẽ bị thất bại, trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Do đó, nếu con người biết ngăn dừng lại kịp thời, đúng lúc và yên phận tại vị trí của mình mà hành xử đúng theo bổn phận, chức trách của mỗi người thì cũng sẽ được yên ổn mà phát triển cuộc sống.

Trong lĩnh vực tu hành giải thoát, đây là nguyên tắc cơ bản cho các phương pháp: tham thiền, nhập định, định tâm, tịnh tâm, tĩnh tâm và những tên gọi khác cùng mục đích tu tập để an tịnh thân tâm.
Vì trong cuộc sống con người, sở dĩ thân tâm không an tịnh được cũng chính vì phải từng giờ, từng phút tiếp nhận mọi biến động không ngừng của quy luật vũ trụ, cho nên cuộc sống cũng luôn bị tác động không ngừng và phát sinh ra nhiều điều ham muốn. Sự tiếp nhận này đều do bởi giác quan của con người đều được cấu tạo nằm về phía trước của cơ thể. 

Chính vì vậy mà con người có muốn nó an tịnh, muốn ngăn dừng mọi điều ham muốn của cuộc sống là điều không thể được. Hoặc có cố công đè nén nó cũng không xong, chưa nói đến quy luật vận động của cơ thể con người luôn vận động, biến hoá cùng một chu kỳ sanh diệt của qui luật vũ trụ.

Cho nên, chỉ còn phương pháp duy nhất là con người phải làm theo nguyên lý của tự nhiên, quay lưng lại để đón nhận nó theo hình tượng của núi non trùng điệp thì mới không tiếp nhận, không cần tiếp nhận, quên mất sự tiếp nhận đi thì mới an tịnh lại được vững vàng. Lý do vì cấu tạo thân thể con người lưng không có giác quan tai, mắt nên nó không tiếp nhận bất cứ điều gì. Hơn nữa trong thân thể, tứ chi đầu mắt là các bộ phận đều phải thường xuyên lay động, nhưng chỉ có lưng là thường tịnh nên nó không theo sự sai khiến của các bộ phận này. 

Từ đó nó còn có nghĩa: mình cũng sẽ không còn thấy được mình, hay còn gọi là đã quên mình. Và ở trạng thái này cho dù con người có đi đến đâu, sinh sống nơi nào, làm những việc gì, tiếp xúc với ai cũng không thấy được mọi người vì thân tâm họ luôn thường tịnh và không thường bị lay động. An tịnh bằng cách này thì tâm không còn có cơ hội phát sanh vọng tưởng làm dậy lên điều ham muốn và khi tâm không bị loạn vì lòng ham muốn thì tự nhiên nó được an tịnh vững vàng mà không cần đè nén, hay cưỡng diệt. 

Được như vậy, con người mới thật sự trở về với trạng thái của tự nhiên và có thể hôi nhập được vào chân lý của bản thể vũ trụ.
Xưa có bài kệ rằng:
Vọng tưởng chẳng cần cưỡng diệt
Chân như hà tất tìm cầu.
Trước tu tự tỉnh bản nguyên
Mê ngộ nào chia sau trước
Giác ngộ: phút giây thành chánh quả
Mê lầm: vạn kiếp chịu trầm luân.
Nếu như ý nghĩ hợp bản chân
Vô số tội kia đà diệt hết.

Vì vậy, chỉ có an tịnh vào chỗ không nghe, không thấy, không biết gì của lưng thì mới là chỗ diệu dùng của tạo hóa, dành ban tặng cho con người đó vậy.

Tuy nhiên, Lời kinh cũng viết : Cấn kỳ chỉ, chỉ kỳ sở dã.

Có nghĩa là : Yên tịnh được ở chỗ yên tịnh là yên tịnh đúng nơi chốn vậy.
Đây là đạo lý thường lâu mà trong Hằng quái cũng có nói: Hằng hanh vô cữu lợi trinh, lợi hữu vu vãng. 
Có nghĩa là bất cứ việc làm nào mà con người theo đuổi lâu dài được mà sự việc được hanh thông, tiến triển tốt thì việc làm ấy không phạm điều sai trái và rất phù hợp, chính đáng thì nên bền bĩ mà theo giữ nó.
Còn những việc thường thường theo giữ mà kết quả không thuận lợi, không tiến triển đó là việc đã phạm điều sai trái, không phù hợp và không chính đáng thì việc làm này nên dừng lại, không thể tiếp tục theo vì bất hằng là bất cửu, sớm muộn gì cũng thất bại rồi cũng từ bỏ vậy.

Trong cuộc sống, con người vì bị sống trong dòng sanh tử nên phải thường xuyên đối diện với cảnh tượng của vô thường và sự sống sẽ hủy diệt đi không biết được phút giây nào. Chính vì vậy mới buộc con người phải bước chân vào con đường tu tịnh để giải thoát cho chính bản thân mình. Nhưng nếu bước vào mà thấy sự tu tập, an tịnh được thân tâm thì nơi chốn đó mình yên tâm theo được.

Đúng nơi chốn nó còn có nghĩa : nơi đó phải có phương pháp, phương tiện tu hành đúng theo chánh pháp và có được người thầy thông sáng trực tiếp chỉ dạy cho đến ngày công thành, hành mãn thì mới gọi là an định đúng được nơi chốn. Còn không phải vậy thì nơi đó chưa đúng là nơi chốn để cho mình tu học vậy.

Trong 64 đạo lý của Kinh dịch bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, duy chỉ có Thuần cấn này là trang bị cho con người hiểu được vì sao phải đi vào con đường giải thoát, và đưa ra những nguyên tắc căn bản để thực hành chân lý này. Có thể nói đây là con đường lớn độc nhứt vô nhị, giúp cho con người thăng tiến về ngôi vị cao nhất của cuộc sống và thoát ra khỏi vùng cương toả của âm dương, vòng sinh tử của quy luật vũ trụ.

Cho nên đây là một đạo lý phi thường, con người theo đó mà tu thì sẽ được đắc đạo, như lời của phật Tổ sư Bồ đề nói :
’ Đây là một thứ đạo phi thường, cướp cả công của tạo hoá, lấn cả máy huyền vi của nhật nguyệt âm dương...“ Vì vậy con người không thể tự tu, tự chứng một cách dễ dàng được, mà phải cần có sự hiểu biết vượt bậc, sự nỗ lực phi thường và nhất định phải có chánh pháp chân truyền, thì mới có thể tu thành chánh quả.

Nhưng nói chung, trong cuộc sống nếu con người biết dựa vào những nguyên tắc này để xây dựng nên những phương pháp dùng để tu tập, an tịnh thân tâm thì nó cũng sẽ giúp làm ổn định được tình chí, làm giảm được sự lo âu căng thẳng trong công việc, giúp làm điều hòa chức năng của tạng phủ góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe chung cho mỗi con người. Do đó trong quá trình ứng dụng, nếu con người an tịnh đạt đến mức độ nào, thì nó sẽ đem lại kết quả giúp cho con người đến mức độ đó. Vì vậy nguyên tắc này cũng rất hữu dụng cho tất cả mọi người trong thế tục.
. Còn dùng để kiên trì tu tập cho đắc đạo giải thoát, thì như đã nói, vai trò của người thầy rất cực kỳ quan trọng, và cũng không thể thiếu ngay cả khi được thành tựu.

Xưa có người mới đắc đạo đã trả lời vui khi được hỏi :Tu đến giai đoạn này rồi, nhưng còn có sợ trời không? 
Bài kệ trả lời:
Sống lâu như núi đến muôn đời
Chỉ sợ thầy ta chẳng sợ trời...
Câu trên có hàm ý nói lên công ơn của người thầy đã chỉ dạy cho người này tu thành chánh quả. Nhưng thành chánh quả rồi hỏi còn có sợ trời không, thì câu trả lời dứt khóat rằng: không! Và điều sợ duy nhất là chỉ có thầy.

Vì Thầy đối với trò là người có ân đức cao trọng, là người luôn dìu dắc, chỉ dạy cũng như chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với sự nên, hư của lớp học trò mình. 
Hơn nữa đạo hạnh của trò cũng chưa đến được như thầy, nên thầy vẫn là người để cho học trò tiếp tục nương tựa. Cho nên người học rất sợ phiền lòng thầy, sợ thầy quở phạt, trách mắng rồi từ bỏ thì đường đạo sẽ bị dở dang, phí công tu học và quan trọng nhất là mình sẽ không được giải thoát ra khỏi vòng sanh tử. Do đó, trò phải luôn kính sợ thầy là như vậy. 

Còn trời đối với người tu đạo giải thoát đó chỉ là 1 danh gọi của quy luật tự nhiên, hay còn gọi: Vũ trụ là tự nhiên, sanh hóa ra con người thì con người là Nhân nhiên. Do đó con người chỉ cần biết và hành xử thuận theo quy luật ấy của tự nhiên thì sẽ được tồn tại và phát triển mãi mãi. Do đó Trời không có gì phải sợ, chỉ e con người thiếu hiểu biết thì không những phải kiêng sợ trời, mà còn phải sợ luôn cả uy lực của trời đất, thánh thần, tà ma quỉ quái gì cũng cần phải sợ hết. Nếu không, vì sự thiếu này mà có thể khiến cho họ làm những điều càn quấy, trái với quy luật của tự nhiên và sẽ bị nó trừng phạt, hay huỷ diệt đi sự sống. Còn trái lại người thông hiểu, trời không có gì phải kiêng sợ vậy.

Điều quan trọng tiếp nữa là nguyên tắc này, trước hết người tu chỉ dùng nó như một phương tiện, một giải pháp tình thế ban đầu để giúp mình an tịnh được thân tâm, sau đó sẽ đi đến giai đoạn không còn theo giữ bất cứ phương pháp nào mà cũng tự nhiên và đương nhiên an tịnh.
Tuy nhiên, quá trình tu tập đến giai đoạn này như đã nói hoàn toàn không có trong văn tự, không thể viết thành văn tự, cũng không thể hành theo văn tự mà chỉ có ở những người đã thực hành và đắc đạo thì họ mới gìn giữ để lưu truyền lại cho người sau kế tục. Do đó con người muốn đắc đạo giải thoát, thì tiên quyết phải có những người này trực tiếp truyền dạy. Động thái này, nhà Phật gọi là truyền vô tự chơn kinh, hay truyền tâm ấn, Tiên gia gọi là khẩu khuyết chơn truyền, hay tâm truyền tâm...thì mới thực sự gọi là hành đúng chánh pháp và người học mới được thành chánh quả
Đoạn đường này, từ ứng dụng cho đến khi công thành, hành mãn thật không hề đơn giản, lại càng không phải là người thiện trí thức, thông tuệ hay nói theo nhà Phật gọi là đại hùng, đại lự, đại từ bi mà có thể làm được. Vì đó là một quá trình dài đầy cam go để thực hành chánh pháp và nói đến chánh pháp trong vạn pháp của thế gian, thì chỉ có ứng dụng tinh hoa của nhật nguyệt, tinh tuý của qui luật âm dương thì mới được gọi chánh pháp, mới thực giúp cho con người thoát ra khỏi vòng sanh diệt của chính quy luật âm dương. 

Do đó, những giai đoạn này chỉ có thể dùng văn tự để giúp cho nhười tu học thông đạt lý, còn về thực hành thì chỉ có người được chơn truyền trực tiếp chỉ dạy thì người học mới biết, ngoài ra họ không bao giờ tiết lộ cho bất cứ một ai. 

Xưa, trước khi dạy học trò Phật Tu Bồ Đề ngài cũng thường căn dặn:
Kín nhiệm viên thông chân diệu khuyết
Sữa tánh mạng đừng cho ai biết
Tất cả vẫn đều là Tam bảo Tinh, Khí, Thần
Cẩn thận giữ gìn chớ lậu tiết
Chớ tiết lộ ra giữ ở thân 
Nghe ta truyền thụ đạo tăng dần
Khẩu khuyết thuộc lòng càng có ích
Ngăn trừ tà dục nhẹ thân tâm
Nhẹ nhõm thân tâm lòng thấy sáng
Đến chỗ đan đài thưởng ánh trăng
Ngọc thố, kim ô cùng nhật nguyệt
Rắn, rùa quấn quýt chặt vô cùng
Quấn quýt rắn rùa mệnh thêm vững
Khác nào lửa đỏ trồng sen vàng
Tụ tán ngũ hành tuỳ sử dụng
Nên công thành Phật với thành Tiên.

Và khi thực hiện đại công trình này, cả thầy và trò đều rất dày công bền chí thì người học mới thành chánh quả được.

Điều còn lại là người tu học cần hiểu như thế nào về sự giải thoát hay thành chánh quả, để không còn bị điều mê hoặc của thế gian. 
Do vậy phải trở về nguyên lý vận động của 6 hào trong thuần cấn quái, để được hiểu rõ hơn vì sao hình tượng Núi lúc nào cũng đứng yên như bất động, nhưng mỗi ngày nó lại được phát triển cao lớn thêm ra.

Đó là do tất cả 6 hào trong Thuần cấn quái đều không thể tiến ra bên ngoài được, vì tiến ra là nó sẽ bị huỷ diệt nên buộc cả sáu hào đều phải ngưng, định lại theo vị trí của mình. Lúc đầu mới an định thì sức nó còn non yếu, hình thế nó chưa cao, da thịt nó còn chưa được cứng chắc, nhưng nhờ nó không còn tiến ra bên ngoài nữa, nên mọi sự xung đột tang thương trước đây giờ cũng không còn. Do vậy nó mới được thực sự yên tâm, nên sự an tịnh của nó ngày được vững vàng, và càng được vững vàng thì da thịt nó ngày càng thêm cứng chắc, sự phát triển của nó ngày một cao to, vị thế của nó ngày được cũng cố, càng hùng vỹ, hiên ngang trường tồn cùng trời đất vậy.

Trong đời sống con người cũng cùng một lý: sinh ra là bị ngay qui luật của âm dương, ngũ hành cuốn theo chu kỳ sinh diệt. Do đó các tế bào sống trong cơ thể con người cũng cùng phát triển theo chu kỳ đã mặc định: sanh ra, lớn lên, già yếu rồi bệnh, tử, không một ai thoát được. Cho nên trong cuộc sống con người luôn phải đối mặt với nhiều nghịch cảnh trong việc mưu sinh, dẫn đến nhiều ham muốn để thõa mãn nhu cầu cho cuộc sống. Và một khi lòng ham muốn dấy lên thì phải tranh dành, chiếm đoạt và sự đấu tranh xung đột được liên tục xẫy ra cũng vì lòng tham muốn.

Nhưng lại trớ trêu thay, lòng tham muốn của con người không bao giờ được toại và khi lòng ham muốn không toại thì sinh ra nhiều điều đau khổ, muộn phiền. Làm cho tình chí con người luôn bị căng thẳng, rối loạn dẫn đến sức khỏe ngày càng suy sụp, chân khí không được bảo toàn, cơ thể ngày càng suy kiệt. Và cũng chẵng bao lâu thì sự già cỗi, bệnh tật cũng kéo đến rồi ngày bị huỷ diệt cũng cận kề.

Đây không chỉ là hình ảnh chung của người trong thế tục, mà ngay cả người tu đạo bị lầm đường, hay không nổ lực bền chí tu hành làm cho đường đạo không được nối tiếp liên tục cũng đều như vậy. Xưa có bài kệ than rằng:

Nuôi thần dưỡng khí mới là tinh
Tán tựu xưa nay vốn ở mình.
Tâm loạn thần hôn muôn bịnh nảy
Hình suy tinh bại đại nguyên khuynh
Tam hoa tàn lụi đành đau yếu
Tứ đại tiêu điều uổng sức sinh.
Thổ, mộc không công kim, thuỷ tuyệt.
Biết thuở nào nên được pháp minh.

Do đó buộc con người phải tìm, chọn cho mình 1 lối thoát khác dành cho sự sống của tạo hóa đó là ngưng dừng lại mọi điều ham muốn của thế gian, và an định lại đúng nơi chốn của mình theo nguyên lý vận động của 6 hào trong thuần cấn quái thì mới được yên ổn mà phát triển cuộc sống...
Và khi đã an định lại được, thì sẽ không còn tiếp nhận bất cứ tác động nào bên ngoài cuộc sống, nơi mà quy luật sanh diệt của âm dương, ngũ hành ngày đêm tác động không phút nào ngừng, thì mọi điều lo âu, phiền muộn cũng sẽ không còn và nhờ vậy mà tình chí con người lúc nào cũng không còn bị căng thẳng, xáo trộn.
Đến lúc này con người mới thấy được an tâm, càng an tâm thì sự an tịnh ngày càng vững chắc, nguyên khí luôn được tròn đầy và bịnh tật cũng không còn chỗ để phát sinh. Đó mới gọi là giải thoát được sự khổ đau, bịnh tật.

Ngoài ra, tình chí được an định thì tinh thần cũng luôn được thư thái, luôn an nhiên tự tại mà thần minh cũng tự nhiên được sáng tỏ và năng lực hành xử biến hóa cũng vượt bật, phi thường... Vì thế người tu mới có được trí tuệ siêu phàm, nhìn sự vật trắng đen đều đặng rõ, nên hễ nói là đúng, làm là được không còn bị điều thị phi, tà mị của thế gian làm mê hoặc. Song song đó các tế bào trong cơ thể cũng không còn bị chi phối, phát triển theo chu kỳ sanh diệt của qui luật âm dương mà tự nhiên nó cũng sẽ phát triển theo chiều hướng bất sanh, bất diệt cãi lão hoàn đồng vì mỗi ngày nó mỗi được cứng, chắc vững bền hơn như non, như núi không còn bị hủy diệt bởi thời gian. Đó mới gọi là con người đã giải thoát được chu kỳ sanh diệt của qui luật âm dương, vũ trụ vậy. 
Xưa có bài kệ của phật Nhiên Đăng rằng:

Tu đời Bàn Cổ biết bao lâu,
Hai khí âm dương hiệp một bầu.
Đỗi thịt thay da bền tựa đá,
Gìn lòng dưỡng tánh sáng như châu.
Còn trời, còn đất còn thân thể,
Mến nước, mến non mến nhiệm mầu.
Đoái tại thương người không hiểu phép,
Hoài công tu đạo có hay đâu!

Thành tựu này Tiên gia gọi là đắc đạo thành Tiên, và cũng có bài kệ rằng:

Trời khiến người phàm được phẩm tiên,
Thành tiên mới thấy ý Hoàng thiên.
Chớ chê ta nói lời ngang dọc,
Bền chí thì nên lẽ tự nhiên.

Nhà Phật gọi đó là về cõi Niết bàn, đắc đạo thành Phật. Như trong kinh Phật có ghi: 

Niết bàn là nơi cao quí hơn cả, nó là cảnh giới không có sự già nua, bệnh tật, chết chóc, không đói lạnh, không tai hoạ do thuỷ hoả. Không oan gia, không trộm cướp, không dục vọng ái ân, không tất cả mọi khổ sở đớn đau, nên cảnh giới ấy gọi là diệt độ, nhưng diệt độ này không phải là sự chết, mà đó là sự giải thoát tự tại ngay trên trần thế này …vậy.


2/ Lời kinh cũng viết: Cấn chỉ dã, thời chỉ tắc chỉ, thời hành tắc hành, động tĩnh bất thất kỳ thì, kỳ đạo quang minh.

Có nghĩa cấn là chỉ, ngăn, đậu, định, tịnh, yên lặng, dừng lại. Nhưng khi nào phải an tịnh thì an tịnh, khi nào phải làm việc thì làm việc. Cái chính là sự động tịnh đều phải hợp thời, thì đường đạo mới được sáng tỏ.

Đây cũng là một nguyên tắc an tịnh của Thuần cấn, có liên hệ đến các hào trong quái. Ở thời kỳ lúc mới hình thành, núi còn nhỏ, thấp nên nó phải bền chí an tịnh lâu dài thì kết quả mới được phát triển cao, to như mong đợi. 
Đối với đời sống tu hành cũng vậy, biết rằng mục đích của con đường này phải đến là lúc nào thân tâm cũng thường được an tịnh vững vàng. Nhưng cũng phải biết là dụng công tu tập của mình đang ở giai đoạn nào, thì cần phải tu dưỡng đúng theo giai đoạn đó. Không thể dục tốc, mới vào mà học đòi pháp tu của kẻ bề trên, hay mới vào chưa được bao lâu là đã muốn mình đắc đạo thành tiên, phật, hay chứng quả vị nào đó để có được thần thông quãng đại, thông hiểu quá khứ vị lai, hoặc đắc được tam, tứ, lục thông nào đó như các vị đã thành chánh quả. 
Đây là hiện tượng của người tu còn phát sanh vọng tưởng, nên động tịnh không hợp thời dẫn đến sự an tịnh càn quấy và đường tu khó có thể tiến triển được vậy.

Hay còn gọi: khi bước vào đường tu tịnh, không phải lúc nào mình cũng an tịnh mà chẳng phải làm gì. Do đó cần phải biết lúc nào cần tu tịnh, lúc nào cần phải làm việc theo chức phận của mình, thì mới không lỗi thời mà cũng thuận lẽ với công việc, hợp đạo nghĩa với mọi người. Và điều quan trọng là không lỗi với chính đạo của mình, vì mọi sự động định đều được thuận lẽ hợp nghĩa. Cho nên có khi lúc tu tịnh nhưng đối với việc cần làm, thì vẫn phải làm nhưng làm trong sự tu tịnh của mình và ngược lại trong bất kỳ tình huống nào đi đứng, nằm, ngồi đều như vậy thì đường tu của mình sẽ được phát triển, đường đạo cũng sẽ được sáng bừng lên vậy 

III- Quá trình an tịnh và xử lý tình huống theo từng giai đoạn của 6 hào trong Thuần Cấn quái.

Hào sơ lục.
Lời kinh viết: Cấn kỳ chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh.
Có nghĩa: Ngăn định dưới ngón chân, không lỗi, lợi về dài lâu, chính bền.

a/ Tính chất đặc điểm của hào.
Hào sơ là giai đoạn khởi đầu của thuần cấn quái, là hào âm mềm đóng ở đó nên vị trí này được xem là rất thấp, so với các hào trong quái. Vì vậy nó có hình tượng là mới ngăn định được ở ngón chân.

b/ Hiện tượng trong đời sống tu đạo.
Từ tính chất, đặc điểm và hình tượng của hào sơ cho thấy, đây là giai đoạn khởi đầu của người tu sĩ mới chính thức bắt đầu thực hành tu tập theo con đường chánh pháp trong đạo lý này của thuần cấn quái.
Hào âm mềm là hình tượng của con người mới vào tu ở giai đoạn sơ khai, nên từ thể chất cho đến tinh thần và công phu tu tập cũng đều rất còn non kém:

Về thể chất, thì con người mới bước vào tu tịnh cũng như bao nhiêu người khác, đều phải sống trong vòng cương toả, sanh sanh, diệt diệt của qui luật âm dương, cho nên những lo toan, phiền muộn trong cuộc sống cùng những bịnh tật ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi…

Về tinh thần, tuy bước đầu có giác ngộ về đạo và có quyết tâm cao, nhưng mới bước vào môi trường tu tập thì họ phải đối mặt với nhiều nghịch cảnh, lẫn thử thách gian nan, và buộc họ phải nổ lực không ngừng mới có thể vượt qua, bằng không thì họ sẽ bỏ cuộc thì việc thủy cầu, chung đãi cũng thường gặp. Do đó giai đoạn này về mặt tinh thần, người tu rất dễ dàng bị giao động và tư tưởng cũng không được vững vàng đi theo đạo, cũng là điều tất yếu.

Về công phu tu tập cũng vậy, cho dù họ có nổ lực vượt qua những biến động này trong tư tưởng, thì công phu của họ cũng chưa được bằng ai và đặc biệt là chưa thấy công dụng gì trong đường đạo. Do vậy, mới có hình tượng của người tu hành chỉ an định được ở ngón chân.

Xét về cấu tạo, ngón chân nó được hình thành chung trong mỗi bàn chân của cơ thể con người, nó có nhiệm vụ gánh chịu trọng lượng của toàn thân và được con người dùng làm phương tiện để di chuyển, đi lại trong cuộc sống. Cho nên tính nó thường di động hơn là thường an tịnh, và nếu con người bắt nó phải ngồi lại để an tịnh thật không hề đơn giản hay dễ dàng gì.
Điều này muốn khẳng định lại một lần nữa là người tu học lúc đầu công phu còn ở nơi thấp nhất, chưa thấy được công dụnh gì mà tư tưởng thì thường hay biến động, không lúc nào yên. Nhưng nếu con người ý thức được con đường giải thoát là quan trọng nhất và cố gắng vượt qua, thì sẽ không có lỗi gì với con đường chánh đạo mà mình đã chọn. Còn trái lại là sẽ làm mất đi chánh đạo vậy.

Cho nên, trong hoàn cảnh này lời kinh chỉ có lời khuyên người tu ở giai đoạn này là phải chuyên cần, bền chí tu tập trong khoản thời gian dài thì công phu mới được tiến triển, tinh thần mới được kiên định để tiếp bước theo con đường đạo là vì chổ non yếu này vậy.

Hào lục nhị.
Lời kinh: Cấn kỳ phì, bất chửng kỳ tùy. Kỳ tâm bất khoái.
Có nghĩa: Ngăn định được ở bắp chuối chân, chẵng cứu được sự theo, ở trong tâm chẵng được vui sướng.

a/ Tính chất, đặc điểm của hào.
Hào nhị ở vị trí thứ 2 trong thuần cấn quái, là hào âm ở vị trí này là đựoc chỗ chánh và đựơc ở giữa lòng nội cấn quái nên cũng được chỗ trung. Tuy là hào âm mềm, nhưng vị trí của nó không giống như hào âm mềm của hào sơ mà gọi nó là hào được chỗ trung, lẫn chánh.

Nhưng phía trên nó lại có hào tam thể dương cương, bất trung lại thêm bất chánh, tuy hào này không làm chủ cả thuần cấn quái nhưng nó cũng làm chủ cả 3 hào của nội quái và trong đó hào 2 phải phục mệnh lệnh của nó. Tuy hào 2 được chỗ trung chánh, có hình tượng là ngăn định được đến bắp chuối chân, nhưng cũng không được tự do thi hành được chánh đạo của mình, lại cũng không thể gíúp được gì cho nó mà trái lại, còn phải dâng theo mệnh lệnh của kẻ bất trung, bất chánh đang ở trên mình nên hào từ nói rằng trong lòng nó không được vui sướng. Cho nên mới có hình tượng là ngăn tịnh được ở bắp chuối chân.

Xét về cấu tạo của bắp chân, nó là bộ phận cơ thịt bao bọc ống xương chân, cùng với **i và bàn chân có chức năng đi lại, di chuyển của con người. Chân người là vật thường động, nhưng nó lại thường đeo bám được thì đó cũng là đã an tịnh được trong chỗ thường động của đôi chân rồi vậy.
Tuy nhiên phía trên nó còn có **i chân được cao, to hơn nên khi có lệnh di chuyển của con người thì **i chân khởi động trước rồi nó mới được di động theo sau. Như vậy ở vị trí này, nó phải bị lệ thuộc và bị chi phối bởi **i chân, chứ không được tự do hành động cho dù phải đi đâu, làm bất cứ chuyện gì kể cả làm những điều sai trái mà nó cũng không thể làm gì. Cho nên mới nói rằng chẵng cứu được sự theo, nên trong lòng nó không thật là vui sướng vậy. 

b/ Hiện tượng trong đời sống tu đạo.
Đây là giai đoạn người tu tập đã vượt qua đựơc giai đoạn đầu và đang tiếp tục tiến triển sang thời kỳ thứ 2 của quá trình tu hành theo chánh pháp. Do đó công phu tu tập đến giai đoạn này thì người tu cũng đã nhận ra được phần nào công dụng của đạo. Cho nên về mặt tinh thần thì tư duy, trí tuệ của họ cũng phân biệt được khá rạch ròi giữa các pháp: pháp nào là đúng, pháp nào là sai và những điều thiện ác, chánh tà, thị phi của thế tục cũng đều được khá minh bạch.
Cho nên về mặt tư tưởng, họ đặc hết niềm tin vào con đường mình đã chọn và nhất tâm theo đuổi cho đến khi hành mãn,công thành và không một trở ngại nào làm cho họ nản lòng, thối chí mà bỏ đạo. 

Tuy nhiên, trong hòan cảnh này cho dù người tu đã thọ trì được chánh pháp và đường đạo cũng đã tiến triển đến giai đoạn này, nhưng vì một lý do nào đó mà họ đành phải xa người dạy bảo.Thay vào đó, là người có tuổi đời lẫn tuổi đạo cao hơn để thay quyền lãnh đạo, quản lý và trực tiếp chỉ dạy cho lớp môn đồ.
Dựa theo lý thường, một người được thay mặt nắm giữ quyền hành thường phải là người đạo cao, đức trọng mới được bề trên giao cho trọng trách này. Nhưng kể từ khi được nắm quyền hành, người này không những không tiếp tục tu theo con đường chánh pháp, để đường đạo ngày một tiến xa hơn. Thay vào đó người này lại tỏ ra không những tham quyền, cố vị mà lại còn chuyển pháp tu đi theo chiều hướng khác của tà đạo và ra sức áp đặt mọi người hành theo chủ kiến của mình; xa rời chánh pháp, lại cũng không còn thiết tha gì đến việc tu hành cho đến khi được thành chánh quả.

Đối với cương vị của một người tu được chân truyền của chánh pháp và đã vượt qua được thử thách ở giai đoạn đầu, thì sự thay đổi này không thể nào mê hoặt được họ. Tuy có đôi khi họ cũng trông chờ cơ hội để thuyết phục người này trở lại con đường chánh đạo, nhưng không còn có cơ hội nào.
Hơn nữa, về tuổi đời cũng chưa đủ lớn, đường đạo thì cũng chỉ mới qua khỏi giai đoạn đầu cho nên người này cũng chưa đủ vững vàng và tự tin để đối diện với kẻ bề trên đã làm thay đổi thiện ác, chánh tà một cách tùy tiện như thế được.

Cho nên, trong hòan cảnh này tuy người tu đạo có sự mừng vui là được thọ trì chánh pháp và đường đạo cũng phần nào đã hiển lộ, nhưng lại không ngờ gặp phải trở ngại này. Như thế, không những họ không thể làm gì đối với kẻ bề trên đang làm những điều sai trái, mà trái lại còn phải phục tùng và làm theo mệnh lệnh của người này. Điều này tuy không phải do lỗi ở mình, nhưng lại có kết quả là đường tu bị gián đoạn và một người khi đã gặp được chánh pháp mà không được tự do tu hành theo chánh pháp thì trong lòng cũng sẽ không thấy được thật sự vui mừng, vì mình không được thực hành theo đạo vậy.

Hào Cửu Tam.
Lời Kinh: Cấn kỳ hạn, liệt kỳ di, lệ huân tâm.
Có nghĩa là; Ngăn định ở chỗ giới hạn, xé ở chổ thăn, nguy hung lòng.

a/ Tính chất, đặc điểm của hào.

Hào tam được ở vào vị trí thứ 3, cũng là vị trí trên cùng và làm chủ các hào bên dưới 
nội cấn, trong thuần cấn quái. 
Là hào dương ở vị trí của hào âm, là ngôi vị không phù hợp nên nó trở thành hào bất chánh. Ở vị trí này cũng không được chỗ trung, nên đây là hào vừa bất chánh, lại cũng bất trung. 
Đây cũng là nơi tột cùng của nội cấn, vì là hào bất trung bất chánh tiến lên được vị trí này nên nó có 3 lựa chọn: hoặc tiếp tục tiến lên ngọai cấn cho đến đĩnh tột cùng, hoặc là phải ở lại hay sẽ quay trở xuống cùng các hào bên dưới. Và cuối cùng nó chọn giải pháp dừng, đậu lại không muốn tiến lên hay phải đi trở về lại phía dưới, nên mới có hình tượng là: ngăn định đến chổ giới hạn của nó. 

Xét về cấu tạo trong thân thể con người, chỗ giới hạn ở phần trên và phần dưới chính là chỗ thắt lưng, đây cũng còn là nơi để chia cách phần trên thượng bộ, cùng phần dưới hạ bộ. Thăn là khối thịt, được cấu tạo ở vùng lưng nơi trên dưới giao nhau. Xé khối thịt thăn, có ngĩa là nó đã triệt đường lên, xuống của các hào không còn thông thương quan hệ với nhau, mục đích là để nó được toàn quyền cai trị các hào bên dưới, và như vậy thì nó mới tin chắc rằng, ngôi vị của nó sẽ được cũng cố vững chắc, lâu bền vậy. 

b/ Hiện tượng trong đời sống tu đạo. 
Đây là tình huống của người tu đạo đã trải qua được nữa chặng đường và cũng đã chuyển sang đến thời kỳ quá độ. Cho nên công phu tu tập qua mấy thời kỳ cũng đã được hiển lộ ra trên phạm vi nào đó, mà mọi người ai cũng đều có thể nhìn thấy được. Và tất nhiên trí tuệ, phẩm hạnh, đạo đức của bật chân tu cũng bắt đầu xuất hiện, được mọi người trên dưới đều nhìn nhận và cũng hết lòng tôn vinh, trọng vọng. 
Tuy nhiên, một khi đạo quả được dần dà hiển lộ thì cũng chính là lúc để mọi người tập trung chú ý và có thể sẽ đặt hết lòng tin để suy tôn, để bổ nhiệm vào chức vụ đứng đầu một tổ chức, một tông phái, hệ phái nào đó Và tất nhiên họ sẽ được giao cho đầy đủ quyền lực để trực tiếp điều hành, quản lý, dạy bảo các môn đồ... 

Trong hoản cảnh của người tu đang ở trạng thái lưng chừng, trong giai đọan này thì họ thường dễ dàng chấp nhận hơn là từ chối. Thế nhưng một khi họ chấp nhận và có được quyền hành trong tay thì đó là cơ hội để họ bộc lộ sự thay đỗi đi bản chất. Vì họ quá vui mừng và sanh ra tự hào, tự mãn cho mình là người đã đắc đạo, được giải thoát khỏi vòng sanh tử nên họ không cần nghe ai can gián hay nói đến bất cứ điều gì. Cho dù đó là điều phải, hay trái và chỉ có quan điểm của họ, quyết định cùng lời nói của họ mới là chân lý. Và cũng từ đó mà đối với đường đạo họ cũng không còn thiết tha hay lưu luyến gì, ngòai cái mà họ đã có được. 

Cho nên sau họ khi nắm được quyền hành, cùng sở hữu khối tài sản có giá trị vật chất lớn thì lại cho rằng, đó là kết quả của một quá trình tu tập đầy gian nan, nhiều thiếu thốn nên đã đến lúc họ phải được thọ hưởng để bù đắp… Chính vì thế nên sau khi đã sở hữu được thì điều trước tiên, là họ nghĩ đến việc làm như thế nào, để khối tài sản này ngày càng phát triển nhiều hơn và việc tiếp theo là cũng cố thêm địa vị, quyền lực của riêng mình để mưu cầu danh lợi lâu dài. 

Ngoài ra, để chứng tỏ mình là người đắt đạo họ cũng ra sức canh tân, cải tiến lại phương pháp tu hành rồi khai sanh cho nó một cái nào đó và cho rằng pháp tu này mới thật sự là ưu việt hơn so các pháp. Đồng thời lại buộc mọi người phải bỏ hết các pháp cũ để cùng tu tập theo, cho dù đó thực sự là của chánh pháp. 

Chẵng những thế, họ còn tạo ra nhiều mâu thuẫn nhằm để gây tỵ hiềm, chia rẻ tiến tới việc cắt đứt mọi liên hệ, thông thương cùng người trong chánh đạo. Đồng thời thiết lập nên các mối quan hệ với các thế lực bên ngoài, trong đó có cả bàng môn, tà đạo với hy vọng họ sẽ làm hậu thuẫn cho việc cũng cố địa vị của mình. Làm như vậy, nên người này rất yên tâm và tin chắc rằng quyền lực của mình sẽ được tồn tại lâu dài, mãi mãi. 

Tuy nhiên, cho dù người này có toan tính gì đi nữa thì họ cũng đã tự mình đánh mất đi chánh đạo, chánh pháp, thay vào đó là vạn pháp của thế gian. Cho nên đối với con đường mà người này đã chọn, nay đã chuyển hướng theo con đường khác, đường của tà đạo, vì vậy mà tâm tánh của người này cũng không còn được thanh tịnh như xưa, mà nay đã trở về với cuộc sống đời thường của thế tục, cùng với danh lợi, tiền tài, quyền cao, chức lớn… 
Cho nên khi đã được ngồi lên vị trí này rồi, thì rõ là họ không còn chịu tiến để lên, mà cũng chẵng chịu lui về, để xuống nên họ chỉ còn cách toan tính sao cho vẹn cả đôi bề để vừa có danh lợi, vừa được tồn tại lâu dài và bất chấp mọi thủ đoạn của một vị, từ chân tu biến thành kẻ bất trung, bất chánh để thỏa mãn nhu cầu tư hữu cho riêng mình. 

Thế nhưng, càng ra sức toan tính thì họ lại càng bị chất chứa nhiều điều bất lợi ngay trước mắt, nên lòng họ luôn ở trạng thái bất an như đốt, như thêu về những điều hiểm nguy dường như lúc nào cũng có thể đưa đến. Cho nên kết cục của người này đường đạo thì bị hỏng, mà đường đời thì trong lòng luôn bị“nguy, hung” . 

Đã như vậy thì phải nói rằng, tiếc cho người này vì họ đã kinh qua quá trình tu tập, vượt qua bao nhiêu thử thách, khó khăn mới đi đến giai đoạn này trong việc tu hành theo chánh pháp, nhưng vẫn còn bị mê hoặc bởi đường danh lợi và chìm đắm trong vòng vạn pháp của thế gian. 

Họ đâu biết rằng, trong vạn pháp của thế gian chỉ có Đạo lý của Âm Dương, phương pháp vận hành của Nhật Nguyệt, mới thực sự là chánh pháp và chỉ có chánh Đạo, chánh Pháp mới thực sự giúp cho con người tu thành chánh quả, thoát ra khỏi vòng luân hồi, sanh tử của qui luật âm dương. Ngoài ra không còn đạo pháp nào khác cho dù đó là đạo pháp của ai, tôn giáo nào? 
Riêng các phái, đạo chơn chánh có lịch sử lâu đời từ xưa đến nay cũng có rất người tu thành chánh quả, nhưng tất cả cũng đều tu theo con đường duy nhất này của Chánh đạo. Còn những pháp tu khác còn lại đều là vạn pháp của thế gian, chỉ có thể giúp cho con người hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống thế tục, chứ không thể đưa con người đi đến chỗ thành chánh quả được. 

Nguyên do, bởi vì cội nguồn của đạo lý Âm Dương là được bắt đầu xuất phát từ tâm điểm của Thái cực, từ nơi này thông qua vận hành của Nhật Nguyệt, mới biến hóa ra muôn loài, vạn vật trong đó đời sống của con người. Sau khi hiện diện, bằng tri tuệ phi phàm của con người sơ khai mới phát hiện ra đạo pháp này và họ tu tập theo đó đều đã được thành chánh quả. Sau đó dựa trên nền tãng của đạo pháp này, con người mới xây dựng nên nhiều đạo lý cùng phương pháp thực hành khác, nhằm giúp cho con người sống thuận cùng qui luật của tự nhiên, để cho đời sống thế tục được an lành, và vạn pháp của thế gian cũng được lần lượt ra đời sau đó. 

Cho nên, chỉ có Đạo lý của Âm Dương là Đạo lý duy nhất, bao trùm trên mọi đạo lý của thế gian, cũng như qui luật vận động của Nhật Nguyệt mới là Pháp duy nhất, bao trùm lên vạn pháp. Chính vì vậy mà Đạo, Pháp này mới tự nhiên và đương nhiên trở thành chánh Đạo, chánh Pháp duy nhất còn lại đều là vạn pháp của thế gian, mà vạn pháp này cũng đều phải qui về cùng chánh pháp vậy. 

Tuy nhiên, về chánh tà thì riêng chánh Đạo được chia ra làm 2 nẻo: 
- Đối với mục tiêu gíúp cho con người tu để được thành chánh quả, đắt đạo giải thoát, khỏi vòng sanh tử luân hồi thì chỉ có đạo pháp của Nhật Nguyệt, Âm Dương mới được coi là Chánh Đạo, Chánh Pháp; còn lại đều là Tà đạo, Tà pháp. Vì chỉ có chánh đạo chánh pháp mới giúp con người tu cho đến khi thành Chánh quả được, còn các đạo pháp khác thì không thể làm được việc này, cho nên gọi đó là tà. 

- Còn đối với các đạo lý nằm trong Vạn pháp của thế gian, nếu ứng dụng chân lý của Chánh đạo, Chánh pháp để xây dựng nên tôn chỉ, mục đích cho đạo pháp của riêng mình, nhằm giúp cho cuộc sống con người ai, ai cũng hướng đến điều thiện, tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ hay tu phước, tu hiền, tu tâm, tu tánh...gì cũng được, miễn sao cho thật phù hợp với chân lý Đạo thì cũng được xem là chánh pháp, chánh đạo. Còn trái lại không ứng dụng hoặc ứng dụng lệch lạc thì tất cả đều là tà pháp, tà đạo và nó sẽ gây ra tai họa cho đời sống thế tục vậy. 

Và như thế thì làm sao để phân biệt được cùng lúc với nhiều danh gọi là Chánh đạo, Chánh pháp? Vấn đề này tuy có cùng danh gọi, nhưng về mục tiêu theo lẽ tự nhiên là phải khác nhau: một bên hướng về Thiên đạo, một bên hướng về Nhân đạo. Hay còn gọi một bên là Đạo thường, một bên là Đạo phi thường vậy. 
Cho nên, nếu con người đặt mục tiêu cho mình tu để thoát khỏi vòng sanh tử thì phải tìm đến phi thường Đạo và tu cho đến khi đắt đạo thành Phật,Thánh, Tiên thì mới được xem là thành chánh quả. Còn nếu vì một lý do nào đó mà người tu dừng lại nữa chừng, hoặc đến một giai đoạn nào đó tự cho là mình đã chứng đạo rồi cũng dừng lại, thì cũng không thể nào giải thoát được và đó cũng được xem là Tà đạo, vì chưa thành chánh quả thì họ vẫn còn phải bị luân hồi chuyễn kiếp vậy. 
Cho nên, trong suốt quá trình tu tập người tu không thể ngưng dừng lại bất cứ thời điểm nào, vì bất cứ lý do gì, nếu dừng lại thì đường đạo sẽ có nguy cơ bị hỏng vậy. 

Xưa có bài kệ than và cũng cảnh báo rằng: 
“Đạo một phút không rời, 
Nếu rời thì không phải Đạo. 
Rời “Thần, Binh” mất ráo, 
Uổng cả đời tu hành.“ 

Còn mục tiêu của người tu là chỉ để cầu danh, cầu lợi, cầu phước hay chỉ để cầu giải thoát những muộn phiền, đau khổ của đời sống thế tục…thì cần tìm đến những đạo thường để tu học, nhằm giúp cho cuộc sống được an lành, giảm bớt những điều phiền muộn, tang thương cho cuộc sống v.v… 
Tuy nhiên, những người tu theo chánh đạo thường mà bị mê hoặc, hay tự cho rằng đạo pháp này tu sẽ giúp cho con người được thành chánh quả, thì đó là sự lừa đạo, gạt người thuộc Tà đạo, chứ không còn là chánh nữa vậy. 

Ngòai ra, cũng có rất nhiều vị tu hành theo chánh pháp tiến đến giai đọan khó khăn, nan giải này thì không thể vượt qua được mà lại miễn cưỡng cho rằng mình tu đến đây là đã đắt đạo, rồi tự đứng ra lập giáo, hay một hệ phái riêng để qui tụ nhiều người vào đạo…Đây cũng là giai đoạn thích hợp nhất để cho những vị này lần lượt tự lập ra nhiều mối đạo, hình thành nên vạn pháp của thế gian. 

Cho nên, từ khi chánh pháp bị suy thời thì vạn pháp này được trang bị rất nhiều hình thái, cùng với sắc tướng bên ngòai rất hấp dẫn mọi người trong thế tục và cũng được mọi người tôn vinh, đón nhận. Vì vậy mà từ đó đến nay, không biết bao nhiêu người đã bị mê lầm cho đó là con đường duy nhất, nó sẽ giúp cho người tu giãi thóat được vòng sanh tử, đắc đạo thành tiên phật… 

Nhưng cuối cùng những người tu có khi đến hết cả đời người, nhưng cũng chẵng thấy chứng ngộ được điều gì và họ lại cứ tiếp tục gắng gượng để tin tưởng, để tiếp tục tu mặc cho ai nói gì, nghe gì, đồng thời cũng mặc cho chu kỳ sanh lão, bệnh tử của qui luật âm dương thi nhau kéo đến! Cho đến khi bị “Diêm vương dẫn hồn” về cỏi chết, thì mới biết mình đã bị mê lầm và những người còn lại đều tiếp tục cho rằng vị này đã đắc đạo nên phải bỏ lại xác phàm ô trọc v.v…rất nghịch với lý lẽ của chánh đạo! 

Cho nên, xưa có bài kệ than rằng: 

“Thử hỏi cữa thiền tu cầu vô số, 
Nhưng cuối cùng già, yếu luôn luôn. 
Cứ mài gạch làm gương, 
Lấy tích băng làm gạo, 
Mê lầm đã được bao năm? 

Biển rộng bị nuốt bỡi sợi lông, 
Núi Tu di bị nạp vào hạt cải, 
Mĩm cười ông Đầu đà sắc vàng! 
Ngộ thì siêu Tam thừa, Thập địa, 
Ngưng trệ thì lục đạo, tứ sinh. 

Ai nghe hiểu: 
Bên bờ thôi nghĩ viễn vông, 
Dưới cây, không bóng râm, 
Tiếng cuốc kêu ai hay đâu nhỉ? 
Đường Tào khê hiểm trở, 
Mây non Thứu xa xâm, 
Nơi ấy tin người thân vắng tanh, 
Bờ sông cao nghìn tầng, nở hoa sen năm lá. 
Điện cổ rèm buông hương thỏang nhẹ, 
Thời thế này, 
Biết rỏ cội nguồn, 
Chỉ có Diêm Dương, Tam Bảo!

Hào Lục Tứ.
Lời Kinh: Cấn kỳ Thân, vô cữu.
Có nghĩa là ngăn tịnh được ở thân mình, không có lỗi với đạo vậy.

a/ Tính chất, đặc điểm của hào.

Hào lục tứ là hào âm, ở vị trí thứ 4 của Thuần cấn quái. 
Hào âm mà được ở ngôi vị của hào âm, là được ở vào chỗ chánh. 
Nó tiến lên được vị trí thứ 4 là hào có trọng trách của bật đại thần, chí của nó cũng muốn tìm vị minh chủ để tôn phò, nhưng trên nó là hào âm mềm đang ngồi yên trên ngôi vị chí tôn, không có ý chí của bật dương cương, đáng để cho nó tôn thờ, phò tá. 
Vì vậy mà nó đành ở yên lại vị trí của mình để tiếp tục trao dồi tài đức chứ nó cũng chưa đủ bản lãnh để tự đứng ra giúp ích gì được cho ai. Cho nên lời kinh nói nó chỉ ngăn định được ở thân mình vậy. 

Nói đến “thân mình” là chỉ đến sự sống của một con người, nhưng nói đến đời sống con người thế tục thì thật ra đó chỉ là một biển khổ, sông mê và không thấy có bến bờ nào để dừng lại. Cho nên là con người thì ai cũng phải thường xuyên đối mặt trước những nguy cơ, luôn rình rập đễ hủy diệt đi sự sống mà không biết được lúc nào. 

Những nguy cơ này nó đều bắt nguồn từ các chu kỳ sanh diệt của qui luật tự nhiên và sản sanh ra nhiều hiểm họa khác như thiên tai, địch họa, tật bịnh, ốm đau... mà đặc biệt là họ còn thêm phải tất bật mưu sinh để duy trì sự sống. Chính vì vậy mà tình chí con người không được lúc nào yên và cứ luôn phải lo sợ, toan tính bộn bề trước các đối tượng này cùng với tiền, tài, danh vọng... 
Nhưng đâu phải ai cũng dễ dàng có được, ai cũng toại chí thõa lòng…Và khi tình chí không được toại thì sanh ra đau khổ, muộn phiền và như thế, như thế cứ tiếp tục cho đến hết cả cuộc đời cũng không được mấy người toại nguyện, cho dù kẻ đó là ai, ở bất cứ cương vị nào trong đời sống thế tục.? 

Cho nên ở vị trí này mà hào 4 giữ được thân mình, không bị chi phối của hoàn cảnh tự nhiên và qui luật của cuộc sống thì điều đó nó đã chứng tỏ được một năng lực khá vững vàng mà không phải ai cũng có được. Nên lời kinh nói được như vậy là nó không có lỗi gì với đạo này vậy. 

b/ Hiện tượng trong đời sống tu đạo. 
Đây là hoàn cảnh của một người đã liên tục thực hành chánh pháp, đã tiến triển lên đến giai đoạn có thể dùng đạo lý của mình chứng ngộ để cứu độ cho chúng sanh, làm hiển dương chân lý của chánh đạo và chánh pháp. Thế nhưng họ còn có những rào cản, cho nên cũng chưa thể làm gì. 
Thứ nhất, hơn ai hết là bật chân tu tiến đến giai đoạn này thì tất cả mọi đều thị phi của thế tục họ đều đã thông suốt. Cho nên họ rất phân rành phải trái, thấy thật rỏ đúng sai và rất tôn trọng cũng như thực hiện rất nghiêm túc những điều chánh đáng, dựa theo lý đạo. Cho nên, dù biết mình là bật chân tu, đạo pháp cơ bản đã hiển hiện nhưng còn ở vị trí này thì chưa thể tự mình nhận lấy trách nhiệm đứng ra lập giáo, để cứu độ chúng sanh, thu dạy môn đồ cho dù đó là tâm nguyện của mình. 

Vì vậy mà họ luôn muốn tìm người trên trước, có đạo cao, đức trọng để chủ trì và họ chỉ có thể phò tá, hỗ trợ để vun bồi thêm công đức, giúp cho đường đạo mỗi ngày một tiến triển thuận lợi hơn. 
Nhưng tiếc gì không gặp được những vị này mà chỉ gặp những kẻ bề trên đều không có tâm nguyện này, hoặc họ đang ngồi yên trên ngôi vị nhưng tất cả đều chưa đủ tài đức để đãm đương trọng trách nầy. cho nên họ chỉ còn cách là tự ở yên lại vị trí của mình mà tiếp tục tu trên con đường đạo. 

Tóm lại, là một vị chân tu đã tiến đến giai đoạn này, thì họ luôn biết lúc nào mình nên phải làm gì. Nhưng chỉ vì đường đạo của họ còn chưa được vững chắc, lại cũng chưa đến lúc họ có thể làm những việc lớn lao này. Vì thế nên họ đã yên tâm ở lại đễ tiếp tục tu hành và như vậy, cho dù họ có đi hay ở lại cũng không phải là điều họ cưỡng cầu, thì cũng không có lỗi gì với đạo vậy. 


Hào Lục ngũ.
Lời Kinh: Cấn kỳ phụ, ngôn hữu tự, hối vong.
Có nghĩa hào năm âm, ngăn định được ở mép miệng, nói năng có thứ tự, ăn năn mất.

a/ Tính chất, đặc điểm của hào.

Vị trí này là vị trí thú 5 trong thuần cấn quái, nó lại ở giữa 3 hào ngoại cấn nên nó có được đạo trung. 
Là hào âm ở ngôi vị của hào dương cương, cho nên nó chỉ được trung mà không được chánh. Nhưng ở thời này không gọi là bất chánh mà gọi nó là hào lấy đức trung mà làm đức chánh. Vì thế nên nó cũng không sợ bị mất đi chánh đạo và lời kinh gọi nó là ngăn định đến được mép miệng mà ăn năn mất vậy. 

Xét về cấu tạo chung của mép miệng, thì đây là một bộ phận khá đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của một con người. Vì nó được dùng với 2 chức năng chính: 
1/ Là dùng để thu nạp nguồn năng lượng vất chất từ ăn, uống nhằm duy trì sự sống của một con người, va nó cũng là cơ quan đầu vào nằm trong hệ thống tiêu hóa của toàn thân. Cho nên trong quá trình sống, nếu con người ăn uống được thì sống khỏe, ăn uống kém thì người bệnh, còn không ăn uống được thì người chết vậy. 

2/ Là dùng để diễn đạt ngôn ngữ bằng lời nói để kết nối, xây dựng các mối quan hệ cùng với mọi người thông qua mệnh lệnh của hệ thần kinh trung ương từ não bộ truyền xuống. 
Cho nên, lời nói không những là sự biểu hiện về trạng thái sức khỏe cho mỗi con người mà nó còn biểu hiện luôn cả bản chất về tư tưởng, đạo đức cũng như về quan điểm, lập trường và lối sống của con người ấy như thế nào đối với mọi người trong cộng đồng xã hội. 

Tuy nhiên, ngoài những lợi ích thiết thực dành cho sự sống như đã nêu thì nó còn có mặc trái của chức năng ăn nói này, đó là cái tệ của: Bệnh tùng khẩu nhập, Họa tùng khẩu xuất. Cho nên ở vị trí này, bản thân nó tuy chỉ lấy đức trung làm thành đức chánh, chứ chưa phải thực thụ là được chánh; chính vì vậy mà khi ngồi lên được ngôi vị này, lời ăn tiếng nói của nó rất được cân nhắc hết sức thận trọng và khi nói ra là có chế độ, trình tự hết sức mạch lạc, không để bất cứ điều gì đáng tiếc có thể xẩy ra. Cho nên lời kinh nói là ăn năn mất vậy. 

Ngòai ra, trong thuần cấn quái tiến đến vị trí này, nếu là hào dương cương thì nó được cả trung lẫn chánh, lại được ở ngôi vị chí tôn nên làm chủ được cả 6 hào trong quái. 
Tuy nhiên nó lại là hào âm, mà tiến lên được ngôi vị này thật là điều không hề đơn giản. Đó là một quá trình đầy phong ba, bão táp mà nó vẫn bền lòng, vững chí để tiếp tục tiến lên thì đủ biết nó là hào trung thành với đạo như thế nào? Vì nho có được lòng trung thành tuyệt đối vào đạo, cho nên dù đang ngồi trên ngôi vị của hào dương nhưng tài đức của nó vẫn không gọi là hào bất chánh, mà trái lại gọi nó là hào lấy trung làm chánh, có nghĩa là nó không hề bị hối hận, ăn năn gì khi phải ngồi lên ngôi vị không phải là của mình. 

Hơn nữa, ngồi vào vị trí này theo lẽ đương nhiên là phải ở vào cương vị làm chủ của tất cả 6 hào trong thời thuần cấn quái, nhưng nó tự thấy mình tài đức chưa đủ nên cũng từ chối không nhận lấy trách nhiệm này. Cho nên, cuối cùng nó vẫn tiếp tục được ngồi yên trên ngôi vị mà không nhận lấy quyền lực nào của một bật chí tôn, đó cũng là điều nó không phải bị hối hận hay ăn năn gì như lời kinh đã viết. 

b/ Hiện tượng trong đời sống tu đạo 
Đây là quá trình tu tập của người tu sĩ đang ở vào thời kỳ gần được thành chánh quả để chứng đạo giải thoát. Điều này cho thấy người tu đã có sự nhận thức và lòng trung thành tuyệt đối vào chân lý đao, nên họ đã nổ lực vượt qua bao nhiêu thử thách, khó khăn để quyết tâm theo đạo cho đến giai đọan này. 

Dựa theo lý thường, trong đời sống tu hành nếu kiên trì tu tập theo con đường đạo cho đến khi đạo quả đã gần thành, thì công phu tu tập cũng sẽ được phô bài ra gần như là người đã đắt đạo. Điều này cũng khiến cho mọi người ai cũng biết, ai cũng hay và cũng rất được mọi người trọng vọng. Nhưng điều này cũng chưa chắc, đó là 1 điều hay mà trái lại nó là điều thử thách mới, khá gay gắt trước mọi thử thách trong suốt quá trình tu tập của một người tu đạo. 

Điều khó khăn này chính là ở chỗ, họ được mọi người trong thế tục cũng như trong tầng lớp tín đồ nối tiếp nhau dâng đến những tiện nghi, từ tinh thần cho đến vật chất và bên trong có cả quyền lực để mời gọi, thỉnh cầu họ đứng ra đảm nhận một ngôi vị to lớn nào đó bên ngòai xã hội. Mặc khác họ còn dưoc khơi dậy lòng từ bi, đức độ của một bật tu hành để thỉnh cầu họ đứng ra lập giáo nhằm cứu độ chúng sanh, tạo phước cho bá tánh và cũng để truyền dạy cho môn đồ, làm hiển dương chân lý đạo v.v… 

Thế nhưng, đối với bật chân tu đã ngồi trên ngôi vị này thì đường danh lợi của thế gian đối với họ cũng như là cơn gió thỏang, có đó rồi lại mất đó vì nó không thể nào tồn tại mãi được lâu dài. Vì thế nên họ rất dễ dàng đi đến quyết định từ chối, nhưng bằng một thái độ rất từ tốn, nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để cho người nghe hiểu rằng, đó là sự từ chối rất cương quyết. Thế nhưng đối với bên bị từ chối, không những họ không có chút giận hờn gì mà trái lại, khi ra về họ còn mang theo trong lòng sự kính trọng, cũng như sự cảm phục rất chân thành đối với một bật chân tu. 

Còn việc thỉnh cầu đứng ra lập giáo: xét ra đây là một việc làm chánh đáng, vừa để cứu độ chúng sanh, vừa để tìm người có thiện duyên để họ truyền cho chánh pháp để có được nhiều người giữ gìn mối đạo dành cho hậu thế sau này. Cho nên đây là điều cần được cân nhắc. 

Theo lý thường, với đạo hạnh của một người tu đã đến giai đoạn này, không những họ đã thông sáng được mọi điều thị phi của thế tục, mà họ còn thông suốt và tiên liệu khá dễ dàng đối với cơ vi mầu nhiệm của tạo hóa, của máy trời. 
Cho nên sau khi cân nhắc, điều trước tiên là họ cần hiểu biết xem giai đoạn này, cơ vi của tạo hóa có hội tụ lại để cho họ ra làm việc đó hay không? Nếu có thì họ làm, không thì họ sẽ dùng lời mà từ chối tiếp. 
Tuy nhiên, đối với một bật chân tu khi đã tiến đến giai đọan này thì họ cũng luôn tự biết đạo hạnh của mình giờ đây chưa phải là người đã đắt đạo, cho nên dù cơ trời có hội tụ để họ ra làm công việc này đi nữa, thì đối với họ cũng luôn giữ ý định đi tiếp con đường đạo cho đến ngày công mãn viên thành. Vì vậy nếu họ có thuận theo ý trời để ra đảm đương công việc, thì thời giờ chính cũng vẫn là để cho họ tu hành và không nhận thủ, giữ bất cứ trách vụ lớn nào có thể làm trở ngại cho đường tu của họ. 
Đại phàm, đối với các bật chân tu khi chưa thành chánh quả, hay sau khi đã thành chánh quả thì tất cả mọi hành vi vận động của họ cũng đều phải tùng phục theo mệnh lệng của trời. Hay còn gọi: tất cả mọi hành vi ứng xử của các vị này nhất, nhất đều phải thuận tùng theo cơ vi của tạo hóa, cơ vi mầu nhiệm của máy trời... vì đó là phạm trù thuộc về qui luật tất yếu của thế giới tự nhiên. Hơn thế nữa, tất cả những người tu đạo sở dĩ thành chánh quả được, cũng chính phải nhờ vào con đường vận hành, biến hóa của qui luật tự nhiên và sau đó tất cả cũng đều phải sống, phải tồn tại trong bầu trời của thế giới tự nhiên. Chính vì vậy mà không một ai có thể làm gì trái với qui luật của tư nhiên cho dù người đó là ai, đang ở quả vị nào Phật, Tiên hay Thần, Thánh...? 

Vì người tu khi đã đắc đạo, là họ đã hội nhập vào chân lý của vũ trụ, cùng 1 bản thể với trời, cho nên thần minh của họ đã hòa cùng với nhật nguyệt, năng lực thực sự của họ đã hòa cùng với đạo lý của âm dương, thì lẽ tất nhiên mọi hành vi vận động của họ cũng phải hòa nhịp, phải thuận tùng theo sự biến hóa chung của cơ vi tạo hóa, của qui luật âm dương. 
Cho nên khi được tồn tại trong lòng tạo hóa, thì lẽ tất nhiên là họ sẽ biết rõ được ý trời. Vì thế mà lời họ nói ra cũng là lời của chân lý, điều họ làm ra cũng là làm thuận theo cơ vi của Tạo hóa, của ý trời ..Cho nên mọi hành vi ứng xử của họ không cần phải thận trọng, hay suy tính hơn thiệt điều chi, mà bất cứ lời gì họ nói ra đều là đúng, tất cả việc họ làm đều tất nhiên được, đó là những điều không phải luận bàn nhiều. 

Còn người tu chỉ đến được giai đoạn này, tuy cũng được xem như người đã đắc đạo, nhưng chưa phải là người thật sự đắc đạo, cho nên họ còn phải chú trọng nhiều đến qui giới, cũng như đến việc hành đạo của mình. Do đó mà điều họ luôn thận trọng, luôn tiết chế tối đa mọi hành vi ứng xử của mình với mọi người, nhất là việc dùng ngôn từ ra để nói là điều cũng dễ hiểu. Hơn nữa trong qui giới của đạo, người tu hành không được phép nói nhiều, nói nhiều thì thần khí sẽ bị hao tán rất khó cho việc định thần, tịnh chí và sẽ làm trở ngại cho cho việc tu hành . Cũng như lời nói ra, nếu không thận trọng thì sẽ lôi kéo người tu vào con đường thị phi của thế tục, đây cũng là trở ngại lớn cho việc tu hành mà người tu ai cũng phải biết. 

Do đó mà tất cả mọi việc họ làm đều rất chuẩn mực, lời nói ra cũng vậy họ luôn giữ cho thâm tâm đưoc tro về ở trạng thái tự nhien, có phong thái của bật chơn tu đầy lòng từ bi, nhân hậu luôn khiêm tốn và rộng lượng với tất cả mọi người...Vì thế khi nói ra là có thứ tự, có tình, lý, trước, sau đều rất mạch lạc... và không để bất kỳ sự khinh xuất nào, cho dù là nhỏ nhất. Làm được điều này cũng thể hiện được công phu của họ đã đến chỗ gần như làm chủ được bản thân và tâm, viên, ý, mã hay lục căn, lục trần cũng khó mà có cơ hội để làm mê hoặc được. 

“Sắc sắc, vốn không sắc, 
Không không, vốn chẵng không. 
Lặng thinh hay cất tiếng, vốn cũng đồng, 
Còn trong mộng thì mệt nhòai nói mộng. 

Hữu dụng, vô dụng mà trọng dụng. 
Vô công, công ấy nên công. 
Kia kìa, quả chín tự nhiên hồng, 
Chớ có hỏi vì sao trồng cấy?” 

Hào Thượng Cửu. 
Lời Kinh: Thượng Cửu đôn cấn, cát. 
Có nghĩa: Hào chín trên dày dặn, tròn đầy trong đạo ngăn định, tốt. 

a/ Tính chất, đặc điểm của hào. 
Đây là hào thứ sáu, ở vị trí cuối cùng của thuần cấn, có nghĩa là chí của hào này theo đạo đã lên đến đỉnh tột cùng. 
Trong đạo lý này, tuy nó là hào dương tiến lên ngôi vị của hào âm cùng cực, nhưng cũng không gọi nó là hào bất trung, bất chánh đến chổ cùng cực. Lại cũng không chỉ sự ngăn định của nó đến giới hạn nào, mà lại gọi nó là hào có đức dương cương, nhờ có đức dương cương nên nó mới dốc lòng, dày dặn tiến lên được vị trí này. Và nhờ vậy mà nó được làm chủ tể của các hào trong thuần cấn quái, đồng thời cũng thành tựu được mục tiêu làm nên hình tượng của núi non trùng điệp, có vị thế rất cao to, rất hùng vĩ, hiên ngang, vững vàng đứng trước mọi phong ba, bảo táp và cùng tồn tại với trời đất để cân bằng mọi biến động không ngừng của qui luật tư nhiên. 

Dựa theo những đạo lý thường trong kinh dịch, hào thượng là nơi cùng cực, hào đã tiến chỗ cùng cực, thái quá thì sẽ bị biến đổi, hào dương cực biến âm, hào âm cực biến dương. Vì thế mà việc trong thiên hạ hễ thời Thái cực thì sẽ biến đổi sanh ra thời Bĩ, thời Bĩ cực thì thời Thái lai sẽ đến… đó là cái đạo lý tuần hoàn của qui luật vũ trụ, nhưng đó cũng lại là điều lo sợ nhất của đời sống con người. 

Nhưng đối với đạo lý của thuần cấn, khi tiến lên đỉnh tột cùng này thì lại được lời kinh khen là Đôn cấn, cát mà không kèm theo bất cứ điều răn dạy nào. Điều này có nghĩa là lời kinh đã tán dương, ca tụng nó hết lời vì tính chất dương cương của nó đã kiên trì theo giữ đạo cho đến lúc chung cùng. Và nhờ thế mà đức dương cương của nó cũng đã được thuần hóa viên mãn, và rất tròn đầy nên lời kinh mới cho là trọn tốt vậy. 

b/ Hiện tượng trong đời sống tu đạo.. 
Theo lý thường, người tu trước khi bước chân vào con đường thực hành chánh pháp, thì ai cũng đều có quyết tâm cao, có dũng khí lớn để nỗ lực đi cho đến cùng con đường đạo và ai cũng đều rất mong cho đến ngày hành mãn, công thành để được thoát ra khỏi vòng sanh tử, chứng đạo giải thoát thành phật, thánh, tiên... 
Thế nhưng, là con người thì ai cũng vậy, ai cũng phải sống trong vòng cương tỏa và phải chịu uất phục trước việc: được, mất, bại, thành, luân hồi, sanh tử của qui luật âm dương, cho nên ai cũng đều rất lo sợ, nhưng vẫn không biết phải làm gì. 

Tuy nhiên, là con người thì ai cũng được tạo hóa ban cho một bản năng sinh tồn để đối phó trước mọi hiểm nguy luôn rình rập và luôn bị đe dọa đến sự sống. Bản năng đó là: tham sống mà sợ chết, chính vì vậy nên điều lo sợ nhất của con người là ai cũng đều sợ chết. Và tiếp đến điều lo sợ thứ 2 là: suy nghĩ cùng việc làm của mình khó có thể theo giữ nó cho đến lúc chung cùng. Vì luật của tuần hòan, tiết tháo con người khi còn trẻ cho đến lúc tuổi đã già thì đều phải có sự thay đỗi khác. 
Do vậy mà suy nghĩ và việc làm của một con người từ khi trẻ cho đến lúc già chưa chắc gì họ còn nồng nhiệt để theo giữ nó, hay để gìn giữ nó được. Vì thế, nên người dù có tài ba, thao lược đến đâu, cũng có khi chỉ giữ nó đến giai đoạn cuối rồi thì cũng mất; công việc cũng vậy, theo đuổi cho đến lúc cùng rồi, có khi lại bị hỏng v.v…được, mất, bại, thành không thể đo lường trước được. 

Nhưng đối với người tu đạo giải thóat, khi quá trình tu tập tiến đến ngôi vị tột cùng của thuần cấn này, là họ đã tiến đến giai đoạn cùng cực của đạo thì trái lại họ đã được thành chánh quả. Vì đó là một quá trình tu tập, người tu đã kiên định vững chắc được lập trường, và có sự nổ lực với một quyết tâm rất sắt đá nên họ mới dốc lòng, gắng sức một cách bền bĩ để kiên trì thực hành theo chân lý đạo cho đến ngày viên mãn, nên họ mới ngồi lên được quả vị này. 

Phải nói rằng, đây là một thành tựu vĩ đại nhất của một con người, nên họ mới làm nên một công việc quá đổi to tát, quá sức phi thường và đã đem lại kết quả: làm thay đỗi cả càn khôn, lay chuyễn cả trời đất, làm cho tạo hóa phải bàng hòang, cỏi âm tào phải chấn động và quyền năng như nhât nguyệt cũng phải ngỡ ngàng... Đó là vì công phu của họ đã về đến đĩnh tột cùng, hội nhập được vào lòng bản thể vũ trụ, vào tâm điểm củaThái cực và họ đã được thóat phàm nhật thánh, đồng bản thể cùng với thiên địa, lại được cùng quyền năng biến hóa với nhật nguyệt, âm dương. Vì thế mà họ đã tự nhiên và đương nhiên thoát ra được khỏi vòng sanh diệt của chính qui luật của tạo hóa, âm dương. 
Cho nên, từ xưa con người gọi đạo pháp này là một thứ đạo pháp phi thường, vĩ đại nhất mà không có một đạo pháp nào có thể làm được. Và theo lẽ tự nhiên, đạo pháp phi thường thì cũng chỉ dành riêng cho những người phi thường nhất trong đời sống con người mới có thể thực hành và theo đuổi nó cho đến ngày viên mãn được. Hay nói cách khác: Công việc của một Đạo pháp phi thường thì chỉ có những con người thật sự phi thường thì mới làm nên được. Còn trái lại, thì không có ai về được ngôi vị này và sẽ không có việc đó bao giờ?. 

Thật vậy, tất cả những người đã được ngồi lên quả vị này, đều là những người thật sự xứng đáng là bật phi thường, vì họ đã thực hành rất tốt và không có bất kỳ sơ suất nào dựa theo chân lý đạo, từ thủy đến chung. Như lời kinh đã viết: “Cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình bất kiến kỳ nhân, vô cữu”, và :” Cấn chỉ dã. Thì chỉ tắc chỉ, thì hành tắc hành. Động tịnh bất thất kỳ thì, kỳ đạo quang minh”. Do đó, khi công phu tu tập đã đến giai đoạn cùng cực của đạo, thì đượng nhiên thân tâm của họ cũng đều đã an tịnh được cứng chắc, vững vàng như non, như núi và hình thành được tiêu chí của hình tượng núi non trùng điệp trong thuần cấn quái.Và kết quả cũng tất nhiên là đường đạo của họ đã được sánh bừng lên, thành tựu được chánh quả theo qui luật tất yếu, tự nhiên của đạo vậy. 

Trong qui luật của tự nhiên, thuần cấn quái là một trong những đạo lý đã dùng nguyên lý của tự nhiên được biến hóa thành hình tượng của thiên nhiên, để chỉ ra những nguyên tắc cơ bản nhất trong việc thực hành chánh đạo, chánh pháp nhằm giúp cho người tu định hướng và hành theo đó cho đến giai đoạn cuối cùng này thì đường đạo mới được thành tựu, chứng đạo giải thóat. Và chỉ có chứng đạo giải thóat thì con người mới thực sự thoát khỏi chu kỳ sanh diệt của qui luật âm dương, để được “thọ tề thiên địa” hưởng cuộc sống thanh nhàn, an nhiên tự tại, bất sanh, bất diệt vui cùng cảnh vật với thiên nhiên mà chỉ có con người mới đi đến được. 
Từ đó có thể gọi: sở dĩ con người làm nên được thành tựu phi thường này, đó cũng chính là nhờ vào con đường riêng của tạo hóa, con đường này luôn dành sẵn cho những con người nào biết được mà tìm đến để trở về lại nơi chốn của mình. Đó là con đường chánh đạo của âm dương, cùng chánh pháp của nhật nguyệt và chỉ có con đường độc nhất vô nhị này, con người mới có thể tu cho đến ngày thành chánh quả được. 

.. Điều cần nói thêm về tiêu chí của chánh đạo và chánh pháp. 
Đối với con đường của chánh đạo, tuy mượn danh để gọi là như vậy nhưng bên trong cũng chỉ là mượn lời để diễn đạt ra những nguyên lý, những nguyên tắc căn bản và mục tiêu phải đạt đến của đạo. Nhằm giúp cho người tu định hướng được nơi đến của mình, và trong quá trình tiến bước, người tu cơ bản có thể biết được đường đạo của mình đang tiến triển đến đâu, ở vào giai đọan nào và phải hành xử ra sao trước khi tiến về đến mục tiêu của đạo. 

Còn chánh pháp là chỉ sự việc phải làm, nhưng không thể dùng văn tự để chỉ dạy được mà nhất thiết phải có con người đi trước trực tiếp hướng dẫn, trao truyền. 
Hay nói cách khác, chánh đạo chỉ đề ra mục tiêu và những nguyên tắc căn bản trên con đường đi của chánh lý, còn chánh pháp là chỉ dạy tòan bộ công việc phải làm theo các nguyên tắc và mục tiêu của chánh lý đã đề ra. Chính vì vậy mà người tu khi bước chân vào con đường đạo thì luôn phải biết kết hợp lý, sự duyên dung thì mới vào được trọng tâm của con đường chánh đạo vậy. 

Cho nên đối với vạn pháp mang tính nhân bản của thế gian, cho dù có được xem là chánh đạo, hay chánh pháp thì khi ứng dụng cũng đều bị bất cập, không theo một khuôn khổ, trình tự nhất định nào. Vì vậy mà mục tiêu của các đạo pháp này cũng chỉ giới hạn ở mức độ tạm thời, giúp cho con người giải thoát được những đau khổ, muộn phiền trong đời sống thế tục là chính. 
Hay còn gọi: Chánh pháp trong vạn pháp, chỉ có thể giúp cho con người làm được nhiều việc lành, tránh nhiều việc dữ và xoa dịu cũng như làm giảm bớt đi những cảnh tượng đầy ngan trái, khổ đau của đời sống thế tục, để giúp cho con người ta có đủ thời gian mà tìm về với chánh đạo, chứ không thể làm cách nào để giải thoát được vòng sanh tử luân hồi, hay đắt đạo thành tiên phật…được. Nếu có, thì chỉ có bàng môn, tà đạo mới hay nói lên được điều này. 

Cho nên, từ thời cổ đại đã có không biết bao nhiêu người đã được thành chánh quả, ngồi lên được trên vị trí này, tuy danh gọi có khác nhau nhưng con đường duy nhất thì chỉ có một, đó là: Chánh đạo của Âm Dương, Chánh pháp của Nhật Nguyệt. Ngòai ra không có chánh đạo chánh pháp nào khác cho dù đó là của ai, danh gọi là gì: Phật, Thánh, Tiên hay danh gì đi nữa cũng vậy. Nếu trong số các vị, muốn gíúp cho con người thóat khỏi vòng sanh tử, luân hồi thì cũng đều phải đi theo con đường độc nhất này của qui luật vũ trụ, của thế giới tự nhiên, con đường mà chính các vị cũng từng phải đi qua và mới được thành chánh quả. 
Ngòai ra sau khi đắt đạo cuộc sống của các ngài cũng vậy, cũng không thể tách rời khỏi sự sống của bầu trời thế giới tự nhiên, nhưng chỉ có điều khác là họ không còn bị chi phối bởi chu kỳ sanh diệt của qui luật tự nhiên. 

Riêng trong thời kỳ chánh pháp bị suy đồi, vạn pháp đắc thế thì cuộc sống của các vị này mới bị tách rời ra khỏi đời sống của thế tục, chỉ khi nào có duyên hợp đến với ai, vào lĩnh vực gì thì người đó mới có nhiệm vụ hội nhập vào đời sống thế tục và khi đã hoàn thành nhiệm vụ là phải lập tức quay về lại nơi chốn của mình. Chỉ khi nào gặp được thời kỳ chánh pháp thịnh trị thì họ mới hòa nhập lại vào cuộc sống của thế gian, và mọi người lúc đó mới có địa chỉ cụ thể của họ đang ở nơi nào, cuộc sống ra sao, mọi người sẽ cần gì đến họ...? 

Tóm lại, sau khi được thành chánh quả thì sự sống của các vị này cũng không thể nào tách ra khỏi được guồng máy của qui luật âm dương, vì nếu xa rời khỏi quĩ đạo âm dương thì các vị này sẽ không còn chỗ nào để có thể dung thân và tồn tại được. 

“ Đạo cả siêu vi khó luận bàn 
Mượn lời, mượn số tả lan man 
Huyền vi Dịch đạo nơi tâm điểm 
Ngọn ngành gốc rể thấu nguồn cơ 
Tri chỉ tất nhiên tri giải thóat 
Phật, Tiên bất quá đắc Trung hòang” 
. 
Xưa có người vừa mới ngồi lên được ngôi vị này, có ghi lại bài kệ rằng: 
“Công Thầy, ơn Tổ dạy vuông tròn, 
Sống mãi trên đời với nước non. 
Trời đất không già ta không thác, 
Say sưa mùi đạo tấm lòng son.” 

Hay:” Thấy Tánh, sáng lòng chầu Phật Tổ, 
Công thành, hành mãn kiến Như Lai. 

Mùa Đông năm Mậu Tý 2008
transi